Mục lục bài viết
Dân vũ
Dân vũ hay điệu múa dân gian (tiếng Anh: folk dance) là những vũ đạo phản ánh cuộc sống của người dân một quốc gia hoặc một khu vực lãnh thổ nhất định. Thuật ngữ “truyền thống” hay “dân tộc” thường dùng để nhấn mạnh đến cội nguồn văn hóa của điệu múa, cho nên hiểu theo nghĩa này thì hầu hết điệu dân vũ cũng chính là điệu múa dân tộc. Tuy nhiên, không phải tất cả các điệu múa dân tộc đều là dân vũ; ví dụ những điệu múa trong các nghi lễ hoặc có nguồn gốc nghi lễ, tuy chúng là điệu múa của một tộc người nhưng không được coi là dân vũ.
Đặc điểm chung
Dân vũ thường có những đặc điểm chung như sau:
- Các buổi nhảy múa thường do những người ít hoặc không được đào tạo chuyên nghiệp về múa tổ chức tại những buổi tụ tập, thường kèm theo nhạc cổ truyền.
- Các điệu nhảy thường không dành cho biểu diễn công cộng hoặc đưa lên sân khấu, mặc dù về sau người ta có thể dàn dựng và đưa chúng lên sân khấu.
- Các điệu dân vũ được kế thừa từ đời này sang đời khác mà ít có đổi mới (mặc dù truyền thống dân gian thay đổi dần theo thời gian).
- Các vũ công mới thường tập múa một cách không chính thức thông qua việc quan sát người đi trước hoặc do người đi trước chỉ bảo lại.
Phân loại
Có ba loại dân vũ:
- Dân vũ lễ hội: từ các lễ hội
- Dân vũ đời sống: hoạt động trong đời sống thường nhật của người dân trở thành các động tác trong điệu nhảy
- Dân vũ sử thi: lấy cảm hứng từ lịch sử
Múa dân vũ: Ai cũng có thể múa, ai cũng có thể nhảy!
“Dân vũ” – Chỉ cần nghe qua cái tên, người ta có thể hiểu nôm na đây là điệu múa của người dân. Nhưng múa dân vũ thì khác gì những màn múa tập thể như Flashmob?
Khác với Flashmob dùng những loại nhạc hiện đại thời thượng, dân vũ là điệu múa được thể hiện trên nền nhạc dân gian hoặc là các điệu nhảy dân gian. Nói như vậy thôi chứ các điệu múa dân vũ thực ra lại rất đơn giản, dễ nhớ, dễ tập để bất kì ai cũng có thể nhảy theo được. Các điệu múa dân vũ thường có sự tham gia của nhiều người, mang tính cộng đồng cao. Mỗi điệu múa đều ẩn chứa một câu chuyện riêng, thể hiện đậm nét các giá trị văn hoá của cộng đồng, của dân tộc.
Để nói về dân vũ, người ta có thể chia làm 3 loại: dân vũ lễ hội, dân vũ đời sống và dân vũ sử thi. Cả 3 loại này đều có điểm chung là thông qua điệu múa, kể những câu chuyện muôn màu trong cuộc sống. Nếu như dân vũ lễ hội được dùng để thể hiện các điểm đặc trưng của mỗi lễ hội, với một số bài dân vũ đặc trưng cho loại hình này như bài “Té nước” trong lễ hội té nước ở Thái hoặc bài “Cà chua” trong lễ hội ném cà chua ở Tây Ban Nha.
✅ GIA SƯ TIẾNG TÂY BAN NHA ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️
Thì dân vũ đời sống là một lời kể nhẹ nhàng êm ái về cuộc sống hàng ngày, được lãng mạn hoá qua điệu nhảy nhưng vẫn giữ được những điểm đặc trưng trong đời sống của người dân. Còn loại hình thứ ba, dân vũ sử thi, lại là những điệu nhảy đầy tự hào, mang đầy dấu ấn lịch sử dân tộc như Việt Nam có bài “Uy vũ” nói về văn minh lúa nước với săn bắn hái lượm hay như Nhật Bản có bài “Soran Bushi” nói về đấu tranh với quái vật.
Có thể thấy, các điệu múa dân vũ thật muôn màu muôn vẻ, mang đậm các dấu ấn lịch sử, giá trị văn hoá và truyền thống của mỗi dân tộc với mỗi bài múa lại kể một câu chuyện riêng. Bên cạnh đó, chẳng cần sân khấu hào nhoáng, múa dân vũ có thể được biểu diễn ở bất kì đâu, có lẽ bởi vậy mà những điệu nhảy này càng có thể ảnh hưởng tới nhiều người hơn.
Leave a Reply