Mục lục bài viết
7 cách dạy trẻ tự kỷ bật âm không phải ai cũng biết
Để cải thiện khả năng giao tiếp và giúp trẻ tự kỷ nhanh nói thì vai trò của cha mẹ là không thể thiếu được. Dưới đây là 7 cách dạy trẻ tự kỷ bật âm mà cha mẹ có thể áp dụng cho con.
Khuyến khích trẻ giao tiếp
Trẻ nhỏ học và tìm hiểu mọi thứ xung quanh thông qua vui chơi, bao gồm cả học nói. Cha mẹ hãy đưa ra những trò chơi để trẻ cảm thấy thú vị. Chẳng hạn trò chơi Kiến bò: bạn hãy di chuyển tay trên người của bé kết hợp hát hoặc đọc thơ vui và tạo tình huống dừng lại bất ngờ, sau đó quan sát phản ứng của bé.
Trò chơi này thúc đẩy nhu cầu muốn giao tiếp ở trẻ, nếu bé muốn chơi nữa thì sẽ bắt lấy tay cha mẹ để đòi. Lúc này, bạn hãy nói “nữa” hoặc “con muốn chơi tiếp” để giúp bé học theo. Cha mẹ hãy thử nhiều trò chơi khác nhau để tìm ra trò mà bé thích. Ngoài ra, hãy thử các hoạt động giúp thúc đẩy tương tác xã hội như hát, đọc thuộc các bài thơ,…
Bắt chước trẻ
Bắt chước âm thanh và hành vi của trẻ sẽ khuyến khích con phát âm và tương tác nhiều hơn. Cách này cũng giúp bé cố gắng bắt chước bạn. Tuy nhiên, chỉ bắt chước khi trẻ nói đúng hoặc có những hành vi tích cực. Còn nếu bé nói sai, cha mẹ hãy nhắc lại nhiều lần theo cách đúng để bé có thể bắt chước lại,
Tập trung vào cử chỉ
Cử chỉ và giao tiếp bằng mắt có thể xây dựng nền tảng cho sự phát triển ngôn ngữ. Hãy khuyến khích trẻ bằng cách làm mẫu. Ví dụ: vừa gật đầu vừa nói “có”, lắc đầu thì nói “không”. Khi nói chuyện với trẻ, cha mẹ nên giao tiếp bằng mắt, hãy đặt mình trước mặt con để con dễ dàng nhìn và nghe thấy những điều bạn nói.
Tạo cơ hội cho trẻ nói chuyện
Cách dạy trẻ tự kỷ bật âm tiếp theo là ngay cả khi con không nói, cha mẹ cũng cần phải tạo ra nhiều cơ hội giao tiếp. Khi bạn đặt câu hỏi hoặc thấy con muốn một thứ gì đó, hãy dừng lại vài giây và nhìn vào con bạn để cho thấy sự mong đợi câu trả lời từ trẻ.
Quan sát, theo dõi bất kỳ âm thanh hoặc cử chỉ nào của bé và phản ứng kịp thời. Sự phản hồi nhanh chóng của cha mẹ sẽ giúp trẻ cảm nhận được sức mạnh của giao tiếp.
Đơn giản hóa ngôn ngữ của bạn
Sử dụng những từ ngữ đơn giản khi trò chuyện với trẻ sẽ giúp bé dễ hiểu và bắt chước được những gì bạn nói. Để trẻ tự kỷ bật âm sớm, cha mẹ nên dùng các từ đơn trước như “nước”, “ăn”, “ngủ”,… khi làm các hành động tương ứng.
Nói về những gì trẻ quan tâm
Trẻ tự kỷ thường tỏ ra quan tâm tới một lĩnh vực cụ thể. Khi bé đang tập trung vào đam mê của mình, thay vì làm gián đoạn, cha mẹ hãy nói về chủ đề đó. Bằng cách nói về những gì thu hút trẻ, cha mẹ sẽ giúp con học được các từ vựng có liên quan.
Kiên trì, nỗ lực nói chuyện với trẻ
Trò chuyện với trẻ tự kỷ có thể khó khăn vì trẻ thường tỏ ra không quan tâm, từ chối sự giao tiếp của bạn. Tuy nhiên, đừng coi đó là vì trẻ không thích bạn hoặc không muốn nói chuyện, mà đó là những khó khăn mà trẻ đang gặp phải.
Do đó, cha mẹ cần có sự kiên trì, không được vội vàng và nản chí khi dạy trẻ bật âm. Hãy luôn dành thời gian trò chuyện với bé mỗi ngày và áp dụng các cách dạy trẻ tự kỷ bật âm ở trên. Điều này cũng giúp trẻ cảm nhận được sự quan tâm và ấm áp từ cha mẹ.
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÚP TRẺ BẬT ÂM
I. Một số lưu ý khi dạy con bật âm.
– Bố/ mẹ không là người siêu giúp đỡ trẻ – Bố/ mẹ đón trước nhu cầu của con và làm mọi việc cho con sẽ làm mất cơ hội tương tác và nhu cầu bật âm – sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp
– Cho trẻ thời gian (Chờ trẻ):
- Quan sát con: Trẻ thích gì, không thích gì, trẻ có theo được hay không theo được yêu cầu của người lớn.
- Đánh giá được nhu cầu của trẻ (ăn, mặc, ngủ, đi chơi, …)
– Đồ dùng gia đình nên để cố định, giúp trẻ có cơ hội thể hiện nhu cầu, có tình huống để bật âm và hiểu ngôn ngữ hơn.
– Đồ chơi của trẻ nên để trong tầm nhìn và tuổi này thường là những đồ chơi có màu sắc sặc sỡ, có chuyển động, có phát tiếng kêu…
– Bố/ mẹ chuyển những điều vô nghĩa thành có nghĩa
- VD: Khi trẻ phát âm vô nghĩa à, à, à… Bố/ mẹ chuyển thành âm có nghĩa bà, bà, bà…
- Chuyển chỉ tay lung tung, khi tay về phía tivi, Bố/ mẹ nói Tivi
– Tổ chức các trò chơi gây hứng thú cho trẻ bật âm
- VD: Chơi bóng bật âm “Ba”
- Chơi chi chi chành chành bật âm “Ập”
- …
– Bố/ mẹ đón ý con, khi trẻ có dấu hiệu cần trợ giúp
– Bố/ mẹ khen thưởng mọi cố gắng của trẻ, không nên lạm dụng thưởng đồ ăn.
II. Một số hoạt động chơi theo sinh hoạt ở nhà giúp con bật âm
1.Hoạt động đón trẻ về nhà – chỉ vào trẻ và hỏi: tên trẻ + đâu?
A.Mục đích – yêu cầu.
-Trẻ tập chung chú ý trong vòng 3phút.
– Trẻ chỉ được vào mình khi được người lớn hỏi (Vd: Minh đâu?)
– Giúp trẻ nói theo được tên mình, bố/mẹ/bà/ông.
B.Chuẩn bị
– Phần thưởng mà trẻ thích.
C. Tiến hành
Bước 1: Bố/ mẹ gây hứng thú cho trẻ bằng trò chơi ú òa khi đón trẻ
Bước 2: Thực hiện
-Bố/ mẹ chỉ tay vào mình và nói đại từ nhân xưng + tên riêng (bố…/mẹ …) 1 lần ( Vd: Bố Hùng)
– Bố/ mẹ chỉ tay vào trẻ đồng thời nói chậm, rõ tên riêng của trẻ, nói 3- 4 lần. Chú ý khi nói đảm bảo trẻ chú ý vào Bố/ mẹ.
-Thực hiện nhiều buổi để trẻ có thể bắt chước người lớn chỉ tay vào mình khi Bố/ mẹ nói tên
-Bố/ mẹ đặt câu hỏi: tên trẻ + đâu ( Minh đâu)? Có thể trợ giúp bắt tay trẻ chỉ vào trẻ ở những lần đầu, giảm dần trợ giúp để tăng tính chủ động cho trẻ. Chú ý chờ đợi, quan sát phản ứng của trẻ để tương tác phù hợp.
Bước 3: Mở rộng
-Thực hiện bước 2 ở nhiều môi trường khác nhau khi có cơ hội.
Chú ý: Nhắc lại các từ Bố/ mẹ muốn trẻ nói được (bố, mẹ, tên trẻ trong các ngữ cảnh cụ thể trên). Thưởng cho trẻ vật trẻ thích khi trẻ có cố gắng.
2.Hoạt động tắm – Trò chơi Kiến bò:
A: Mục đích – yêu cầu: thúc đẩy nhu cầu giao tiếp “đòi chơi nữa” của trẻ, trẻ bật được âm.
B: Chuẩn bị: Đồ tắm, phần thưởng trẻ thích
C: Tiến hành: Bố/ mẹ di chuyển tay lên kỳ cho trẻ, kết hợp hát kiểu đồng dao – con kiến nó bò lên tay…/ các bài hát trong hoạt động tắm – Bé ơi tắm nào?. Có thể tạo tình huống dừng bất ngờ, quan sát phản ứng của trẻ nhắm thúc đấy nhu cầu giao tiếp trẻ muốn nữa sẽ bắt tay người lớn để đòi-> Bố/ mẹ sẽ nói “nữa” . Khi thực hiện chú ý nhấn mạnh/ nhăc lại 2-3 lần các từ muốn trẻ nói. (Bò/ tay/ vai/ tai/ đầu, bong bóng/ bay/ thơm/ sạch…)
3.Hoạt động ăn – Chơi thổi
A. Mục đích – yêu cầu
Trẻ tập trung trong hoạt động 2phút
Trẻ thổi được 5-7 lần trước mỗi bữa ăn
B.Chuẩn bị
– Cơm, thức ăn nóng
– Phần thưởng trẻ thích
C.Tiến hành
Bước 1: Tới giờ ăn Bố/ mẹ lấy ít cơm nóng còn hơi và thổi cho trẻ nhìn thấy, (tạo không khí vui vẻ thích thú, làm chậm động tác chu môi để trẻ có thể nhìn thấy và bắt chước)
Bước 2: Thu hút và cho trẻ thử sức
Chú ý: Làm trong nhiều bữa ăn và với nhiều loại thức ăn khác nhau, nhưng đảm bảo trẻ còn thích thú đến khi đạt mục tiêu, và nâng dần mục tiêu về khả năng thổi của trẻ đến khi đạt yêu cầu.
4.Hoạt động chơi, dã ngoại – Chơi phương tiện giao thông
A.Mục đích – yêu cầu: Thúc đẩy tương tác của trẻ, tạo hứng thú, trẻ nói tên các phương tiện giao thông.
B.Chuẩn bị: ô tô, đồ chơi chuyển động, phần thưởng trẻ thích
C.Tiến hành:
Bước 1: Cho trẻ đẩy, Bố/ mẹ bắt chước cách chơi của trẻ, tiếng kêu của phương tiện, nói tên phương tiện.
Bước 2: Bố/ mẹ chơi và tạo âm thanh tiếng kêu và nói tên của phương tiện, tạo cơ hội cho trẻ bắt chước cách chơi và âm thanh tạo ra( bố đẩy ô tô và nói zìn..zìn..bim..bim..)
Bước 3: Bố/ mẹ tạo nhiều kiểu chơi để thu hút và tạo sự thích thú cho trẻ: trượt ván, chui hầm, đua xe, tham gia giao thông có đèn (dừng, đi)…
Chú ý: nên chơi nhiều lần với mỗi kiểu chơi giúp trẻ học được cách chơi mới từ đó hiểu, thích và có thể bật âm – nói tên Phương tiện giao thông.
5.Hoạt động ngủ: Trẻ học vẫy tay chào
A. Mục đích – yêu cầu:
-Tập cho trẻ nghe và hiểu từ chào
-Tập cho trẻ biết bắt trước động tác vẫy tay chào.
-Rèn luyện khả năng tập chung chú ý của trẻ.
B. Chuẩn bị :
-Búp bê, tranh đưa tay chào
-Vị trí: Bố/ mẹ và trẻ ngồi đối diện nhau ở trên giường (chú ý để tầm mắt trẻ ngang với tầm mắt người lớn)
C. Tiến hành
Bước 1: Bố/Mẹ giới thiệu nội dung hoạt động và gây hứng thú cho trẻ
Bước 2: Bố và búp bê
– Bố dắt em búp bê ra trước mặt mẹ (thu hút sự tập trung nghe và nhìn của trẻ) và nói: “Búp bê chào mẹ”, vừa nói Bố vừa giơ tay em búp bê lên chào.
– Mẹ nói và vẫy tay chào búp bê (thu hút sự tập trung nghe và nhìn của trẻ) “Mẹ chào búp bê”.
Bước 3: Trẻ và búp bê
– Mẹ dắt em búp bê ra trước mặt trẻ và nói: “Búp bê chào Lan”, vừa nói người lớn vừa giơ tay em búp bê lên chào.
-Bố/Mẹ nói với trẻ (thu hút sự tập trung nghe và nhìn của trẻ) “Lan chào búp bê”. Bố/Mẹ vừa nói vừa cầm tay trẻ lên vẫy chào
Bước 4: và trẻBố/Mẹ
– Mẹ nói với trẻ: “Mẹ chào Lan”, vừa nói Mẹ vừa giơ tay lên chào.
– Mẹ nói với trẻ (thu hút sự tập trung nghe và nhìn của trẻ) “Con chào mẹ”. Mẹ vừa nói vừa cầm tay trẻ lên vẫy chào
Chú ý:
– Bố/Mẹ chơi với trẻ nhiều buổi tối và sau đó thay đổi nhiều cách chơi giúp trẻ thích thú vui vẻ. Chơi chào với mặt con giống trẻ thích hoặc chơi chào dạng ú òa
– Chơi để dậy trẻ chào trực tiếp như trên hoặc áp dụng chơi chào “Ú òa”
– Những lần đầu Bố/Mẹ trợ giúp cầm tay trẻ vẫy chào, sau đó giảm dần bằng cách đưa tranh chào-> lời nói, cuối cùng trẻ chủ động vẫy tay chào khi nghe thấy Bố/Mẹ chào-> chủ động vẫy tay chào khi Bố /Mẹ xuất hiện.
– Nhắc lại 1 – 2 lần từ “chào” để đảm bảo trẻ đã nghe rõ và có chú ý đến Bố/Mẹ.
– Bố/Mẹ khen trẻ và thưởng cho trẻ nếu trẻ cố gắng bắt chước học bố/mẹ (Thưởng cho trẻ vật trẻ thích khi đi ngủ hoặc cái ôm/cái hôn lên trán trẻ…)
Dạy trẻ đang bật âm và chưa biết nói
Những kỹ năng cần dạy trẻ trong giai đoạn này.
1. Hợp tác
2. Tập trung chú ý( nghe nhìn)
3. Bắt chước
4. Lặp lại và tạo ra âm đầu.
5. Bắt chước các âm khác
6. Sử dụng âm trong giao tiếp.
7. Phát triển ngôn ngữ nói.
Xây dựng sự tương tác
1. Mục tiêu:
+ Ở giai đoạn này GV phải tạo được tình thương gắn bó, làm quen với trẻ.
+ Ghi lại được những khả năng, đặc điểm, sở thích, những vật trẻ thích, hành vi, khả năng giao tiếp của trẻ ở mức độ tương đối của trẻ.
2.Lưu ý:
– Ở giai đoạn này chưa cần đưa trẻ và các hoạt động dạy và học( không gây áp lực cho trẻ).
– Ôm ấp, vỗ về chiều theo ý trẻ, để trẻ cảm hấy được an toàn thích được chơi, được học.
– P.H bắt chước trẻ( những gì có thể bắt chước: âm tạo ra, hành vi không tổn hại tới trẻ và người khác) chơi song song vời trẻ
+ P.H nên chuẩn bị các cặp đò chơi giống nhau.
+ Khi bắt chước trẻ có thể tạo ra các tình huống dừng lại( tạo sự bất ngờ, kích thích trẻ thể hiện nhu cầu giao tiếp)
– Chưa tham gia trực tiếp vào quá trình chơi của trẻ.
– Khi kết thúc trò chơi, giờ học trẻ phải được vui vẻ, hào hứng muốn đực chơi tiếp.
3.Đồ dùng
– Những vật mà trẻ thích và mức độ thích.
– Những đồ dung có thể tham khảo: Hộp thả bóng, bảng nam châm, họp đựng các đò chơi nhỏ, xúc xắc, con quay, các con vật biết chạy…
– Nghe nhạc.
– Đồ ăn.
4. Các mục tiêu tham khảo.
4.1 Mục tiêu giao tiếp
Nội dung: + Chấp nhận đồ vật( đưa tay về phía đồ vật, xòa tay khi cô cho đồ vật, với tay và cầm đồ vật khi cô cho, giơ tay “ xin/ ạ” khi được cho đồ vật…) -> Kết hợp hành động và lời nói tùy thuộc vào khả năng của từng trẻ.
+ Trao đổi đồ vật( lấy 1 tranh để trước mặt trẻ chủ động đặt vào tay cô để trao đổi vật, lấy tranh biểu tượng đổi lấy vật..).
+ Chơi bên cạch cô( tham gia chô cùng cô, đụng chạm vào cơ thể, tìm kiếm sự trợ giúp của cô.
+ Không khóc và ra khỏi chỗ.
+ Phản xạ với tên gọi của mình( quay đầu, nhìn về phía cô, đi về phía cô…nhìn cô trong 1 thời gian nhất định khi cô gọi tên trẻ
4.2 Mục tiêu lời nói
– Trẻ thoáng nhìn vào miệng cô khi cô bắt chước âm mà trẻ đã phát ra.
4.3 Mục tiêu ngôn ngữ
– Thực hiện một số câu lệnh: ngồi lên ghế, nhặt , đưa..
– Lấy ảnh của mình
Tập trung chú ý
1.Mục tiêu
– Hướng trẻ nhìn vào mặt P.H khi P.H đang nói( nhìn miệng).
– Luyện khả năng tập trung chú ý lắng nghe của trẻ.
2. Lưu ý
– Luôn vui vẻ.
– Làm mẫu các khẩu hình miệng rõ ràng, kết hợp vói ngữ điệu để tạo ra sự thích thú cho trẻ.
– Tạo ra những bài luyện nghe, nhìn hấp dẫn dựa trên những đồ trẻ thích: đồ chơi có màu sắc,âm thanh với mức độ từ dễ đến khó.
3. Đồ dùng( cặp đồ dùng giống nhau để chơi song song với trẻ).
– Những đồ dùng tạo ra âm thanh.
– Những cặp tranh ảnh ghép đôi.
– Những cặp đồ chơi có màu sắc.
4. Một số mục tiêu tham khảo
4.1. Nhìn vật
– Nhìn theo vật chuyển động liên tục trong khoảng thời gian nhất định nào đó.
– Quan sát và ghép được đúng đôi các vật, đồ vật giống nhau.
– Lựa chọn và ghépđúng được các cặp tranh giống nhau.
– Nhặt được 2 vật( tranh) khi trộn lẫn với nhau.
– Tập trung nhặt được các viên sỏi thả vào…
– Phân loại được các mùa sắc khi trộn lẫn vào nhau.
– Ghép được 1 bức tranh hoàn chỉnh từ 4 miếng ghép.
4.2. Nhìn cô
– Giao tiếp mắt nhìn cô liên tục trong khoảng thời gian…
– Tập trung hoạt động ghép hình trong khoảng thời gian
4.3. Nghe vật
– Quay đầu về phía phát ra âm thanh ở cự ly …
– Tìm vật phát ra âm thanh khi được giấu kín.
– Chọn và lấy được đúng vật cô cầm trên tay và bắt chước cô tạo ra âm thanh.
– Lựa chọn và lấy đúng vật phat ra âm thanh khi được giấu kín.
4.4. Nhìn hình miệng cô
– Nhìn vào miệng cô khi cô phát âm 1 số chữ cái.
– Nhìn vào miệng cô khi cô phát âm 1 số chữ cái và cố gắng bắt chước hình miệng theo cô.
– Nhìn vào miệng cô khi cô phát âm và cố gắng phát âm theo cô.
BẮT CHƯỚC
1. Mục tiêu
Trẻ bắt chước hình miệng và bắt chước tạo âm.
2. Lưu ý
– Dạy từ dễ đến khó, chọn những gì nà trẻ đã làm được( tạo trẻ cảm thấy dễ dàng khi bắt chước , tâm lý thoải mái..)
– Dạy trẻ bắt chước động tác trước, bắt chước với đồ vật sau đó mới bắt chước hình miệng, rồi tới bắt chước tạo âm( vỗ tay, đạp tay, đánh trống, chơi xắc xô, bắt chước hình miệng, tạo âm).
– Cần khuyến khích trẻ ngay sau khi trẻ bắt chước được( dù có sự trợ giúp)
– Đầutiên làm mẫu song song để trẻ bắt chước( cô đập tay xuống bàn -> trẻ đập tay đồng thời), sau đó tiến tới cô làm mẫu -> trẻ bắt chước.
=> Khi trẻ bắt thành thục thì trẻ sẽ mắc phải tật nhại lời, khi ngôn ngữ hiểu của trẻ tốt thì giai đoạn nhại lời sẽ qua nhanh.
3. Đồ dùng
– Sử dụng những đồ dùng có phát ra âm thanh, màu sắc…
4. Mục tiêu
– Bắt chước với đồ vật.
– Bắt chước với động tác.
– Bắt chước hình miệng.
– Bắt chước tạo âm.
Lặp lại tạo ra âm đầu tiên
1. Mục tiêu
Trẻ nói theo tất cả các lần cô yêu cầu( có thể chưa rõ hoặc chỉ là làm hình miệng giống cô).
2.Lưu ý
– Tạo cho trẻ cảm thấy thích thú với việc tạo ra âm( nói):
+ Khuyến khích trẻ ngay sau khi trẻ bắt chước tạo ra âm.
+ Cho trẻ thấy được hiểu quả, lợi ích khi trẻ nói.
+ Cảm nhận được việc tạo ra âm khá dễ dàng( tuyệt đối không chỉnh âm cho trẻ ở giai đoạn này).
+ Làm cho trẻ hiểu cần phải nói theo cô( xây dựng cấu trúc, nguyên tắc). Xây dựng nguyên tắc từ những cái cơ bản nhất: Cứ bắt chước, làm theo cô là có thưởng..
3. Mục tiêu
Trẻ nói gần rỗ theo cô các từ, tiếng, chữ cái ( dựa vào khả năng của trẻ).
Bắt chước các âm khác
1. Mục tiêu
Trẻ nói theo cô tất cả các âm, tiếng, từ mà cô yêu cầu.
2. Lưu ý
– Chọn những âm mà trẻ phát ra trong khi trẻ phát âm vô nghĩa.
– Chọn những chữ cái có khẩu hình miệng dễ: A.B, E, Ô, M, U, V, T..
– Tiếp tục đưa trẻ vào cấu trúc.
– Chấp nhận mọi âm trẻ phát ra mà không chỉnh âm, không bắt trẻ nói đi nói lại nhiều lần, nhắc lại âm chuẩn cho trẻ nghe.
– Sử dung ngon ngữ là các từ đơn.
– Nói chậm, rõ các âm càn trẻ nói theo.
3. Mục tiêu
– Phát âm gần rõ theo cô tất cả các âm khác nhau.
=> Ở giai đoạn bật 1 âm: + Trẻ trong giai đoạn CTS cần ít nhất 3-5 tháng.
+ Trẻ sau giai đoạn CTS rất lâu.
Sử dụng âm trong giao tiếp
1.Mục tiêu
Trẻ sử dụng các âm mà trẻ đã phát ra vào trong giao tiếp
2. Lưu ý
– Tạo cơ hội, tình huống cho trẻ giao tiếp.
– Theo dõi trẻ để phát hiện ra các nhu cầu cảu trẻ( hoặc để trẻ thể hiện nhu cầu).
– Không can thiệp vào nh cầu của trẻ( lợi dụng nhu cầu của trẻ để sử dụng vào giao tiếp).
3.Mục tiêu
– Trẻ chủ động nói: Xin/ Ạ/ Ba/ Bóng…khi muốn có được gì đó.
Trẻ không phản ứng khi gọi tên có phải dấu hiệu tự kỷ không?
Leave a Reply