✅ Dạy trẻ tự kỷ kỹ năng giao tiếp xã hội ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

5/5 - (1 vote)

Dạy trẻ tự kỷ kỹ năng giao tiếp xã hội – Chiến lược dành cho cha mẹ

Trẻ em mắc chứng tự kỷ luôn có mong muốn được giao tiếp với người khác nhưng chúng không có những kỹ năng cần thiết để tương tác một cách thích hợp. Do đó, dạy trẻ tự kỷ kỹ năng giao tiếp xã hội là việc mà cha mẹ cần chú trọng nhằm giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng, cũng như xây dựng các mối quan hệ trong cuộc sống.

Kỹ năng xã hội và chứng tự kỷ

Dạy trẻ tự kỷ kỹ năng giao tiếp xã hội là thách thức không nhỏ trong quá trình can thiệp. Nguyên nhân là do những trẻ này thiếu hoặc chậm phát triển các kỹ năng giao tiếp và xã hội. Các biểu hiện khiến trẻ tự kỷ bị hạn chế trong những kỹ năng giao tiếp xã hội là:

  • Chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ.
  • Không có khả năng hiểu các tín hiệu không lời, cảm xúc của người khác.
  • Không hiểu những câu chuyện cười, châm biếm hoặc trêu chọc.
  • Lặp đi lặp lại một cụm từ nhất định.

Nhìn vào những dấu hiệu này, chúng ta có thể hiểu được rằng, một đứa trẻ tự kỷ sẽ gặp khó khăn như thế nào khi tương tác với người khác. Đây chính là lý do tại sao trẻ tự kỷ không thể kết bạn hay giao tiếp bình thường chứ không phải là chúng không muốn.

Vì vậy, dạy trẻ tự kỷ kỹ năng giao tiếp xã hội sẽ giúp trẻ biết cách điều chỉnh cảm xúc, hành vi của mình trong các tình huống khác nhau. Đồng thời, các kỹ năng xã hội còn giúp trẻ học hỏi, phát triển sở thích, đam mê, cũng như cải thiện sức khỏe tâm thần và chất lượng cuộc sống nói chung.

Cải thiện kỹ năng giao tiếp thông qua các hoạt động xã hội

Dạy trẻ tự kỷ kỹ năng giao tiếp xã hội thế nào?

Không dễ để trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ học các kỹ năng xã hội nhưng một vài gợi ý dưới đây có thể giúp bạn cải thiện cho trẻ:

Chơi

Trẻ tự kỷ thường không biết cách chơi và chỉ giới hạn ở một phần nhất định. Do đó, cha mẹ phải dạy để trẻ chơi tốt hơn, từ đó giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội. Kỹ năng chơi có mối quan hệ trực tiếp với kỹ năng ngôn ngữ, bởi trẻ nhỏ giao tiếp là thông qua các hoạt động chơi. Ngoài ra, chơi còn giúp phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, trí tưởng tượng, hiểu và cảm nhận cảm xúc của người khác, kỹ năng vận động tinh, thô.

Một số trò chơi hữu ích trong việc dạy trẻ tự kỷ kỹ năng giao tiếp như: Đá bóng, trốn tìm, cho thú bông ăn, xếp hình…

Công cụ trực quan

Công cụ trực quan có thể giúp trẻ tự kỷ học các kỹ năng mới hoặc ghi nhớ những kỹ năng xã hội mà chúng đã được học. Tùy thuộc vào nhu cầu học của từng trẻ mà những công cụ hỗ trợ trực quan có thể là: Hình ảnh, từ ngữ, thời gian biểu hoặc thẻ thông tin.

Ví dụ: Bạn có thể sử dụng từ ngữ hoặc hình ảnh làm gợi ý cho các chủ đề trò chuyện của trẻ với người khác. Chẳng hạn: Dùng ảnh con mèo để nhắc nhở trẻ nói chuyện với ông bà về con mèo của chúng.

 Dạy trẻ cách chơi đồ chơi đa dạng hơn

Tạo mô hình

Nếu cảm thấy không biết phải bắt đầu dạy trẻ tự kỷ kỹ năng giao tiếp xã hội từ đâu, bạn hãy thử quay từng kỹ năng cụ thể rồi áp dụng. Ví dụ: Khi dạy trẻ kỹ năng lần lượt, chúng ta có thể sử dụng video mọi người thay phiên nhau chơi một trò chơi, đến đoạn ở giữa thì tạm dừng và nói: “Đến lượt của bạn Nam”. Sau khi hết video, hãy chơi cùng trẻ một trò chơi tương tự và luôn nói khi đến lượt của mỗi người. Ví dụ: “Đây là lượt của mẹ” rồi “Đến lượt của con”.

Những kỹ năng xã hội cho trẻ tự kỷ

“Tại sao con rất thông minh nhưng lại không biết khi nào cần ngừng nói?”

 “Tại sao con lại ích kỷ như vậy khi con chơi đùa? Con là người đầu tiên la mắng người khác khi họ như thế?”

 “Có phải là con thô lỗ hay con chỉ không hiểu thôi?”

Có lẽ bạn đã tự hỏi chính mình những câu hỏi này khi xem đứa con nhỏ tự kỷ của bạn cố gắng tương tác với bạn bè.

Nhiều phụ huynh cố gắng bào chữa sự mất cân bằng về mức độ kỹ năng này và tự hỏi điều gì làm cho trẻ tự kỷ thiếu những kỹ năng xã hội căn bản trong khi con họ có thể có những kỹ năng phi thường trong những lĩnh vực khác.

Những kỹ năng xã hội là gì?

Chúng ta sử dụng nhiều kỹ năng xã hội khác nhau mỗi khi chúng ta tương tác. Một đứa trẻ chơi một mình thì không cần phải sử dụng những kỹ năng xã hội của chúng, đó là lý do tại sao nhiều trẻ tự kỷ lẩn tránh để chơi một mình – nó không phức tạp và trẻ không mắc lỗi.

Khi nói đến ‘những kỹ năng xã hội’ chúng tôi muốn nói đến những điều sau đây:

  • Kỹ năng hội thoại (chào hỏi, tham gia và một cuộc nói chuyện, luân phiên khi nói, kỹ năng lắng nghe, nói về một chủ đề cụ thể, nhận biết về không gian cá nhân (biết giữ khoảng cách), kết thúc một cuộc hội thoại, v.v…)
  • Kỹ năng chơi đùa (kỹ năng quan sát, chơi chung, chơi luân phiên, chia sẻ, thỏa hiệp, giải quyết mâu thuẫn, đối phó với sự từ chối, đối phó với sự thua cuộc, chơi đối ứng, kết thúc trò chơi, v.v…)
  • Khả năng hiểu cảm xúc (đọc biểu cảm nét mặt, đọc ngôn ngữ cơ thể, chất lượng giọng – ngữ điệu, cao độ, tốc độ, nhận biết ngôn ngữ cơ thể của bản thân, có nhiều từ vựng chỉ cảm xúc ví dụ như không chỉ có vui/buồn, kỹ năng kiểm soát cơn giận và tự điều hòa)
  • Giải quyết mâu thuẫn (như trên – kỹ năng quản lý cơn giận và tự điều hòa, lý thuyết tâm trí, những kỹ năng giao tiếp như là khả năng yêu cầu giúp đỡ, khả năng đi khỏi một tỉnh huống căng thẳng, quyết đoán nhưng không hung dữ, đối phó khi bị bắt nạt, v.v…)
  • Kỹ năng kết bạn (nhiều điều ở trên nhưng cũng có những điều như biết được bạn là gì, phát triển khả năng chọn bạn phù hợp, nhận ra bạn bè thực sự từ những người bạn giả tạo, phát triển khả năng chia sẻ một người bạn, đối phó với áp lực của bạn bè, v.v…)

Sự phát triển những kỹ năng này ở những đứa trẻ phát triển bình thường bắt đầu sớm từ nhỏ và diễn ra trong vài năm, mà thường không cần nhiều hướng dẫn trực tiếp. Trẻ khám phá môi trường xung quanh chúng bằng cách thử và mắc lỗi để hiểu ra các vấn đề.

Trẻ quan sát những trẻ khác, cố gắng bắt chước chúng và cố gắng tham gia với chúng. Nếu trẻ mắc lỗi, trẻ học từ lỗi sai đó và tiếp tục chơi đùa.

Các kỹ năng được hoàn thiện khi trẻ lớn lên và trẻ bắt đầu tiếp thu những xu hướng xã hội. Trẻ tự kỷ có vẻ như không phát triển các kỹ năng xã hội theo cách tự nhiên như các bạn đồng trang lứa.

Đây là lý do tại sao bạn cần phải phân tích các tình huống xã hội cho con bạn và giải thích theo một cách mà con hiểu được.

Các điều khó khăn mà trẻ tự kỷ có thể gặp

Chúng ta đều biết mọi trẻ tự kỷ đều khác nhau. TS Lorna Wing đã phân loại các kiểu khó khăn mà trẻ tự kỷ có thể gặp thành 4 nhóm nhỏ:

  • Nhóm ‘cách biệt’ là trẻ có vẻ thờ ơ và lãnh đạm với người khác, và có thể khó dỗ dành khi trẻ buồn.
  • Nhóm ‘thụ động’ là trẻ sẽ không tự ý tiếp cận người khác nhưng sẽ chấp nhận giao tiếp nếu người khác khởi xướng.
  • Nhóm ‘chủ động nhưng kỳ quặc’ là trẻ sẽ tự ý tiếp cận những trẻ khác nhưng điều này sẽ xảy ra theo một cách kỳ quặc hoặc không phù hợp. Trẻ thường ít chú ý tới phản ứng của những người mà trẻ tiếp cận.
  • Nhóm ‘quá nghiêm túc, cứng nhắc’ thường gặp ở thanh thiếu niên và người lớn nhưng cũng có thể gặp ở trẻ nhỏ. Nhóm này sử dụng ngôn ngữ và hành vi quá trang trọng và quá lịch sự. Có thể rất tuân thủ luật lệ trong những tình huống xã hội.

Ba lĩnh vực khó khăn

Tương tác xã hội luôn được xem là một lĩnh vực khó khăn của trẻ có chẩn đoán tự kỷ nhưng trong những năm 70 T.S Lorna và T.S Judith Gould định nghĩa những lĩnh vực chính bằng cách giới thiệu bộ ba khiếm khuyết:

  • Tương tác xã hội (khó khăn với những mối quan hệ xã hội, như là có vẻ xa cách và thờ ơ với người khác)
  • Giao tiếp xã hội (khó khăn trong giao tiếp bằng lời và không lời, ví dụ như không hiểu rõ ý nghĩa của những cử chỉ điệu bộ thông thường, biểu cảm nét mặt hoặc là thanh điệu của giọng nói (lên giọng, xuống giọng))
  • Sự tưởng tượng xã hội (khó khăn trong việc phát triển kỹ năng chơi đùa với người khác và trí tưởng tượng, ví dụ có một phạm vi hạn chế các hoạt động tưởng tượng, có thể bắt chước hoặc làm theo một cách cứng nhắc và rập khuôn)

Không phải trẻ tự kỷ không bao giờ có thể học được những kỹ năng này, nhưng trẻ sẽ cần được dạy một cách cụ thể hơn trong những lĩnh vực này. Hầu hết trẻ em học các kỹ năng xã hội bằng cách quan sát các bạn đồng trang lứa, thử nghiệm bằng cách bắt chước và hoàn thiện kỹ năng dần dần.

Trẻ tự kỷ có thể cảm thấy điều này khó khăn nên có vẻ như trẻ bỏ qua nhiều cơ hội thực hành những kỹ năng này. Những kỹ năng xã hội và những tình huống xã hội cần phải được chia nhỏ, giải thích và luyện tập để một trẻ tự kỷ có thể tiếp thu ở một mức độ mà trẻ có thể hiểu được.

Nó giống như là mọi người đang chơi một trò chơi phức tạp và tôi là người duy nhất chưa biết luật chơi.

Một người phụ nữ trẻ có hội chứng Asperger – Sainsbury, 2000, trang 8

Nhiều trẻ tự kỷ có thể thực sự bối rối vá quá tải trong các tình huống xã hội. Chúng tôi hi vọng là cho đến cuối tài liệu này bạn sẽ có những ý tưởng thực tế về cách bạn có thể giúp con bạn phát triển những kỹ năng trong lĩnh vực này để trẻ có thể khám phá thế giới xã hội một cách tự tin hơn.

Có khả năng những người này co thể thay đổi nhóm khi họ phát triển. Một đứa trẻ thuộc nhóm ‘cách biệt’ có thể học các kỹ năng để tương tác nhưng có thể vẫn hơi khác hoặc ‘kỳ quặc’ khi so sánh với các bạn cùng trang lứa.

Trẻ tự kỷ thay đổi cách giao tiếp và kỹ năng xã hội như thế nào?

Biểu hiện của trẻ tự kỷ về kỹ năng xã hội

Các vấn đề xã hội là một trong những triệu chứng phổ biến nhất trong tất cả các loại ASD. Những trẻ mắc ASD có thể biểu hiện nhút nhát hoặc những khó khăn nghiêm trọng hơn liên quan đến kỹ năng xã hội như:

  • Không phản ứng khi có người gọi tên của mình (12 tháng tuổi)
  • Tránh giao tiếp bằng mắt
  • Thích chơi một mình
  • Không chia sẻ sở thích với người khác
  • Chỉ tương tác để đạt được mục tiêu mong muốn
  • Có nét mặt phẳng lặng, ít cảm xúc hoặc không phù hợp hoàn cảnh
  • Không hiểu ranh giới của không gian cá nhân
  • Tránh tiếp xúc cơ thể
  • Không biết an ủi người khác khi gặp nạn
  • Khó hiểu cảm xúc của người khác hoặc nói về cảm xúc của chính mình

Trẻ sơ sinh bình thường rất quan tâm đến thế giới và mọi người xung quanh. Khi một tuổi, trẻ thường tương tác với người khác bằng cách nhìn thẳng vào mắt mọi người, sao chép lời nói và hành động, đồng thời sử dụng các cử chỉ đơn giản như vỗ tay và vẫy tay “tạm biệt”. Trẻ khi mới biết đi thông thường cũng thể hiện sở thích với các trò chơi tương tác như trò ú òa và vỗ tay.

Nhưng một đứa trẻ bị ASD có thể rất khó học cách tương tác với người khác, không quan tâm đến những người khác. Đôi khi trẻ rất muốn có bạn, nhưng không hiểu cách phát triển tình bạn. Nhiều trẻ mắc ASD gặp khó khăn trong việc học cách thay phiên chơi và chia sẻ đồ chơi. Điều này có thể khiến những đứa trẻ khác không muốn chơi với chúng.

Những trẻ bị ASD có thể gặp khó khăn khi thể hiện hoặc nói về cảm xúc của chúng hoặc không hiểu cảm xúc của người khác. Nhiều người bị ASD rất nhạy cảm với việc bị chạm vào, chúng có thể gào khóc khi bị ôm, hôn hay bồng bế. Những hành vi tự kích thích (ví dụ: tự vỗ cánh tay của mình qua lại) là phổ biến ở trẻ mắc ASD.

Biểu hiện của trẻ tự kỷ về Giao tiếp

Mỗi trẻ mắc ASD có các kỹ năng giao tiếp khác nhau. Có trẻ nói lưu loát, có trẻ nói ít hoặc hoàn toàn không thể nói được (40%). Đôi khi những bé nói lưu loát lại gặp khó khăn khi nghe hiểu lời nói từ người xung quanh. Khoảng 25% –30% trẻ em mắc chứng ASD nói được một số từ vào khoảng 12 đến 18 tháng tuổi và sau đó mất đi khả năng này1 Một số mắc chứng chậm nói.

Ví dụ về các vấn đề giao tiếp liên quan đến ASD:

  • Kỹ năng nói và ngôn ngữ chậm phát triển
  • Lặp đi lặp lại các từ hoặc cụm từ 
  • Đảo ngược đại từ (ví dụ: nói “ba” thay vì “con”)
  • Đưa ra câu trả lời không liên quan cho các câu hỏi
  • Không chỉ trỏ hoặc phản hồi khi ai đó chỉ (không nhìn theo tay chỉ)
  • Sử dụng ít hoặc không sử dụng cử chỉ (ví dụ: không vẫy tay chào tạm biệt)
  • Nói hoặc hát bằng giọng đều đều, giống như rô-bốt
  • Không chơi trò giả vờ (ví dụ: không giả vờ cho búp bê ăn)
  • Không hiểu trò đùa, chế nhạo hoặc trêu chọc

Những trẻ mắc chứng ASD có thể sử dụng ngôn từ theo cách khác lạ, như là trẻ không thể ghép các từ thành một câu hoàn chỉnh hoặc trẻ chỉ nói mỗi lúc một từ, có khi trẻ biểu hiện nói lặp đi lặp lại những từ giống nhau sau khi nghe được từ mọi người.

Ví dụ, nếu bạn hỏi một em bé bị ASD, “Cháu có muốn uống nước trái cây không?” đứa trẻ có thể lặp lại “Cháu có muốn uống nước trái cây không?” thay vì trả lời câu hỏi của bạn. Mặc dù nhiều trẻ bình thường vẫn sẽ trải qua giai đoạn lặp từ nghe được, nhưng thường không quá ba tuổi.

Những trẻ bị ASD có thể gặp khó khăn khi sử dụng và hiểu các cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể hoặc giọng nói. Ví dụ, trẻ không hiểu ý nghĩa của việc vẫy tay chào tạm biệt và không vẫy tay khi người khác vẫy với trẻ. Nét mặt, chuyển động và cử chỉ có thể không khớp với những gì chúng đang nói (trẻ mắc ASD có thể mỉm cười khi nói điều gì đó buồn).

Những trẻ mắc ASD dễ lẫn lộn đại từ, chúng nói “con” trong khi nghĩa muốn nói “bạn” hoặc ngược lại. Giọng có thể nghe đều đều như rô-bốt hoặc the thé. Khi trò chuyện với trẻ, bạn có thể bắt gặp trẻ đứng quá gần bạn hoặc có thể gắn bó với một chủ đề trò chuyện quá lâu. Có vẻ chúng đang nói nhiều về điều chúng thực sự thích, hơn là trò chuyện qua lại với ai đó. Một số trẻ có kỹ năng ngôn ngữ khá tốt, nói như người lớn, không thấy được “thói quen nói của trẻ con” thường gặp ở những đứa trẻ khác.

Những khó khăn trong giao tiếp với trẻ tự kỷ

Cần nhận biết những khó khăn cơ bản trong giao tiếp của trẻ tự kỷ, vì trẻ thường có những biểu hiện như:

  • Kém định hướng tới các kích thích xã hội, không chuyển sự chú ý giữa người và đồ vật, không chia sẻ cảm xúc tích cực, không lôi cuốn sự chú ý của người khác tới đồ vật, sợ hãi, không thích nghi, làm giảm tương tác xã hội.
  • Không dùng điệu bộ, cử chỉ thông thường.
  • Chậm nói hoặc chỉ nói các từ đơn, cụm từ, nhại lời, không sử dụng ngôn ngữ mang tính giao tiếp; không hiểu nghĩa bóng của câu nói.
  • Hiểu lời thường chậm, ảnh hưởng tới phát triển nhận thức.
  • Giảm sự chú ý đến xung quanh, chỉ chú ý tới những gì trẻ thích.
  • Tăng động: Không ngồi yên, kém kiềm chế, đòi gì muốn có ngay, chống đối, cơn hờn giận la khóc, hành vi kích động,… gây khó khăn cho việc dạy trẻ học.

Người dạy trẻ phải hiểu cách trẻ tự kỷ giao tiếp mà từ đó có những cách giúp trẻ có giao tiếp phù hợp. Để trẻ có đáp ứng giao tiếp cần phải:

  • Lập danh mục thứ trẻ thích và theo sự dẫn dắt của trẻ.
  • Gọi tên những thứ trẻ muốn hoặc trẻ nhìn thấy.
  • Đưa cho trẻ ảnh, biểu tượng, ký hiệu cái mà trẻ muốn.
  • Cho trẻ cơ hội lựa chọn.
  • Khen trẻ khi trẻ có bất kỳ một dấu hiệu giao tiếp.
  • Tạo ra những cơ hội cho trẻ giao tiếp trong khi trẻ đi học, chơi với trẻ khác.

Người dạy trẻ cần phải hiểu trẻ:

  • Biết được khả năng nhận thức của trẻ để dạy trẻ phù hợp với mức độ phát triển, ví dụ trẻ 3 tuổi nhưng khả năng nhận biết chỉ bằng trẻ 2 tuổi thì chỉ áp dụng bài dạy cho trẻ 2 tuổi.
  • Biết được mức độ phát triển giao tiếp của trẻ để chọn cách dạy thích hợp
  • Biết trẻ thích gì: Đồ ăn uống, đồ chơi, hoạt động nào trẻ thích để tạo ra nhu cầu giao tiếp và lấy đó để khuyến khích trẻ làm một việc.
  • Trẻ tự kỷ thường có khả năng học bằng thị giác, trí nhớ không gian tốt, do vậy nên sử dụng công cụ bằng nhìn để dạy trẻ.

Các cách tăng cường giao tiếp với trẻ tự kỷ

  • Gọi tên trẻ thường xuyên, luôn nhìn vào mắt khi nói với trẻ, đưa các đồ chơi ngang tầm mắt cho trẻ nhìn thấy, có cử chỉ giao tiếp kèm theo để trẻ dễ hiểu và chú ý hơn. Dạy các cử chỉ điệu bộ trong giao tiếp.
  • Dạy trẻ một thứ phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần để trẻ có thể nhớ được hoặc làm thành thạo dần.
  • Hoạt động luân phiên, đến lượt để trẻ biết có người có ta, biết tương tác với người khác.
  • Gợi ý bằng cầm tay chỉ việc hoặc bằng lời để tạo điều kiện cho trẻ thực hiện những điều mong muốn.
  • Luôn giữ sự vui vẻ liên tục để gây hứng thú thì trẻ mới duy trì sự chú ý và muốn tiếp tục học và tương tác.
Luôn giữ sự vui vẻ liên tục để trẻ chú ý và muốn tiếp tục học và tương tác.

Gia sư cho trẻ tự kỷ ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

Tự kỷ ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*