✅ Dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

Mục lục bài viết

5/5 - (1 vote)

Rèn thói quen đi vệ sinh cho trẻ tự kỷ

Các bước chuẩn bị cho trẻ tự kỷ sẵn sàng với việc tự đi vệ sinh cũng tương tự như đối với tất cả các bé khác, nhưng trẻ tự kỷ có thể cần hướng dẫn nhiều hơn và điều chỉnh một vài bí quyết để phù hợp với nhu cầu của các bé.

Các bước chuẩn bị cho trẻ  tự kỷ sẵn sàng với việc tự đi vệ sinh cũng tương tự như đối với tất cả các bé khác, nhưng trẻ tự kỷ có thể cần hướng dẫn nhiều hơn và điều chỉnh một vài bí quyết để phù hợp với nhu cầu của các bé.

Dấu hiệu cho thấy trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ đã sẵn sàng cho việc rèn luyện đi vệ sinh

Biết thông báo cho người lớn bé tè dầm hoặc làm dơ quần áo

Có khả năng làm theo những chỉ dẫn đơn gian như ‘ngồi xuống bồn cầu ’ và tự kéo quần lên/xuống.

Đi tiêu đều đặn

Tiểu tiện tự chủ ( có khả năng nhịn tiểu ít nhất một giờ vào ban ngày)

Các bước rèn luyện cho trẻ tự kỷ đi vệ sinh 

Trước tiên, cha mẹ cần hiểu rằng vấn đề cốt lõi trong việc dạy trẻ ngồi bồn cầu chính là giao tiếp và tập luyện cùng con. 

Nên coi tập ngồi bồn cầu như một chuỗi các mục tiêu nhỏ, thay vì một đích lớn. Ví dụ, hãy bắt đầu bằng cách cho bé làm quen với bồn cầu, giải thích cho bé hiểu bồn cầu dùng để làm gì và sử dụng nó thế nào. Sau đó mới tiến tới luyện cho bé ngồi bồn cầu.

Ngồi bồn cầu là một nhiệm vụ phức tạp, bao gồm nhiều bước nhỏ. Sẽ dễ dàng hơn cho bé nếu cha mẹ chia nhỏ nhiệm vụ này thành những phần cơ bản nhất và từng bước hướng dẫn bé thực hiện những phần này.

Sau đây là 3 nguyên tắc chính giúp ích cho việc tập ngồi bồn cầu của trẻ tự kỷ:

Khuyến khích và khen thưởng

Khen thưởng và củng cố tích cực có thể hỗ trợ việc tập cho trẻ ngồi bồn cầu. Trong quá trình từng bước dạy trẻ đi vệ sinh, cha mẹ nên khen thưởng kịp thời để bé phấn khởi tiếp túc học. 

Một số biện pháp động viên và khen thưởng:

Dùng lời nói để khen – ví dụ: ‘Nam ngồi bô giỏi quá!’.

Dùng cử chỉ để khen – ví dụ vỗ tay hoan hô.

Cho bé chơi trò yêu thích – ví dụ trò chơi ‘đoàn tàu hỏa’

Dán một hình ngộ nghĩnh vào bảng theo dõi các lần ngồi bô của bé.

Thưởng cho bé một đồ ăn ưa thích

Người lớn nên cố gắng đưa ra các phần thưởng đa dạng và sử dụng loại khiến trẻ tương tác tốt nhất. Trước khi bắt đầu, hãy lên kế hoạch thật tỉ mỉ về loại phần thưởng trẻ sẽ nhận được và chắc chắn bé hiểu hành vi nào xứng đáng được thưởng. Tuy nhiên, cần sử dụng phần thưởng đúng mực, tránh việc lạm dụng

Một số loại phần thường có tác dụng động viên đối với trẻ phát triển bình thường – chẳng hạn như dán hình, đóng dấu khen thưởng mỗi khi bé hoàn thành tốt nhiệt vụ – có thể không gây hứng thú với trẻ tự kỷ.

 Cha mẹ hãy cố gắng tìm ra những phần thưởng khiến bé thích thú bằng cách thử nghiệm nhiều loại phần thưởng…. ví dụ: ôm, đập tay, vỗ tay, đồ ăn, đồ chơi, trò chơi trong vài giây và quan sát phản ứng của bé. 

Khi bé đã tiến bộ ở một bước nào dó, hãy ngừng sử dụng đồ ăn, đồ chơi hay trò chơi làm phần thưởng. Tiếp tục khen ngợi bé bằng lời nói và cử chỉ.

Hỗ trợ bằng tranh ảnh

Trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ thường là đối tượng học nhanh hơn bằng hình ảnh, vì thế bạn có thể hỗ trợ việc học của bé bằng tranh ảnh

Các lịch trình bằng hình ảnh sinh động có thể giúp củng cố thói quen sử dụng nhà vệ sinh và giúp nhắc nhở việc luyện tập hằng ngày. Hãy cố gắng tạo ra một lịch trình bằng hình ảnh để tập cho con thói quen đi vệ sinh. Lịch trình bằng tranh ảnh này có thể được dán lên tường gần bồn cầu hoặc gần bô đi vệ sinh của trẻ. Lặp lại lịch trình cho trẻ 2-3 lần/ ngày. Bất kỳ ai hướng dẫn bé đi vệ sinh đều phải tuân theo thói quen này. Như vậy, việc luyện tập mới được nhất quán.

Kể chuyện
Kể chuyện giúp trẻ mắc tự kỷ phát triển hành vi và phản ứng phù hợp. Những câu chuyện này cũng có thể giúp trẻ tự kỷ vượt qua những tình huống thử thách như đi vệ sinh.

Các câu chuyện

Những dòng chữ đơn giản đi kèm với minh họa rõ ràng

Những câu chuyện được kể từ góc nhìn của trẻ tự kỷ

Mô tả các tình huống ví dụ như đi dự tiệc sinh nhật, bắt đầu đi học hay bắt đầu học cách đi vệ sinh

Đưa ra thông tin cụ thể về những diễn biến trong tình huống

Đưa ra gợi ý giúp trẻ giải quyết tình huống

Giải thích lý do trẻ nên phản ứng như vậy theo một cách cụ thể 

Nếu bé chuẩn bị đi vệ sinh ở nhà người quen hoặc bất cứ nơi nào không phải nhà mình, hãy luyện tập trước câu chuyện về tinh huống mới này cho trẻ. Khi sự việc diễn ra, con bạn biết cách áp dụng câu chuyện để điều chỉnh hành vi.

Vượt qua thử thách tự đi vệ sinh đối với trẻ rối loạn phổ tự kỷ

Rèn luyện đi toilet với một đứa trẻ rối loạn phổ tự kỷ có thể khó khăn hơn rất nhiều so với việc luyện cho một đứa trẻ bình thường. Đó là bởi vì trẻ rối loạn phổ tự kỷ thường lặp lại các thói quen của chúng và không thích sự thay đổi. Điều này khiến cho người lớn sẽ vất vả hơn với trẻ tự kỷ khi chuyển từ chế độ đóng bỉm sang tự đi vệ sinh

Thử áp dụng những bí quyết sau để giúp trẻ thích nghi với việc đi toilet

Cân nhắc bỏ qua giai đoạn ngồi bô nếu bé khó thích nghi với sự thay đổi. Nhiều bậc cha mẹ tập luôn cho con thói quen ngồi bồn cầu với sự hỗ trợ của đệm lót bồn cầu

Sử dụng ngôn ngữ cụ thể. Ví dụ: nói “ Nam, ngồi vào bồn cầu để đi tè nào” Cách diễn đạt này rõ ràng hơn là yêu cầu bé “ngồi vào bồn cầu” và giúp bé hiểu mình phải làm gì

Lựa chọn một từ ngữ để nói đến việc đi vệ sinh. Hãy nhắc các thành viên trong gia đình sử dụng từ này. Ví dụ, luôn nói “ vệ sinh” hoặc “ nhà vệ sinh ” hoặc bất kỳ từ nào mà cả gia đình cảm thấy quen thuộc. Việc thường xuyên dùng các từ ngữ khác nhau để chỉ chuyện đi vệ sinh có thể làm cho trẻ bối rối.

Dạy con cách báo cho người lớn biết khi nào con muốn đi vệ sinh. Để làm điều này có thể cần cả những cách ra dấu hoặc sử dụng hệ thống tranh ảnh hỗ trợ.

5 phút ngồi trong nhà vệ sinh là khoảng thời gian đủ.  Nếu bạn muốn trẻ ngồi quá lâu, bé sẽ có cảm giác mình bị phạt. Trẻ tự kỷ có thể gặp khó khăn trong việc nắm bắt tình huống mới và phản ứng của người khác. Vì thế hãy bình tĩnh và có thái độ tích cực với bé.

Quá tải về cảm xúc

Nếu bé nhà bạn có biểu hiện nhạy cảm hoặc có thái độ buồn bực với việc đi vệ sinh hãy thử các biện pháp trải nghiệm cảm xúc  của trẻ.

Ví dụ:

Hãy để bé làm quen với việc ngồi bồn cầu bằng cách luyện tập mỗi ngày vài phút. Tạo không gian thoải mái cho bé- ví dụ, nếu sàn nhà lạnh, hãy đi tất chân cho con. Điều chỉnh nhiệt độ phòng tương ứng với nhiệt độ các phòng khác trong nhà

Sử dụng ghế để chân nếu bé cần điểm tựa khi ngồi bồn cầu

Sử dụng đệmbồn cầu nếu bé có cảm giác sợ bị rơi xuống bồn cầu đầy nước

Hãy nói với con về tiếng xả bồn cầu và giải thích tại sao lại có điều đó.

Những khó khăn trong việc rèn luyện đi vệ sinh đối với trẻ rối loạn phổ tự kỷ

Đôi khi, việc rèn trẻ tự kỷ đi vệ sinh có liên quan tới các vấn đề về hành ví dụ cảm giác sợ nhà vệ sinh, muốn đến nơi khác chứ không đi vệ sinh,  nhét đầy giấy vệ sinh và các vật dụng khác làm tắc bồn cầu, liên tục giật nước bồn cầu, dây phân lên tường và các nơi khác, không chịu đại tiện. Nếu bạn thấy mình đang gặp bất kỳ vấn đề nào trong số các vấn đề đã được nêu trên và tình trạng không cải thiện sau vài tháng thì hãy nhớ đến những điều sau:

Ghi lại số lần con tè dầm hay ị đùn trong 1 tuần hoặc lâu hơn thế. Nếu tìm thấy quy luật, hãy giúp con bằng cách bế bé vào nhà vệ sinh trước thời điểm con đi tè hoặc ị ra quần.

Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn. Có thể việc vệ sinh không tự chủ của con bắt nguồn từ một nguyên nhân bệnh lý nào đó ( táo bón, nhiễm trùng đường niệu)

Táo bón

Là vấn đề rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Nếu bé không chịu đại tiện, có thể con mắc chứng táo bón.

Táo bón có thể là kết quả của những vấn đề tiềm ẩn về sức khỏe tuy nhiên, thông thường là do cơ thể trẻ không đủ nước hoặc chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ. Một vài trẻ mắc rối loạn tổ tự kỷ rất kén ăn. Đây chính là lý do bé dễ mắc táo bón.

Cha mẹ cần chú ý rằng thói quen đi tiêu của mỗi đứa trẻ đều khác nhau. Một số bé đi vệ sinh 2-3 lần/ ngày nhưng một số khác thì 2-3 ngày mới đi một lần. Nếu bạn cho rằng con đang bị táo bón, hãy đưa bé đến bác sĩ. Các chuyên gia y tế có thể giải tỏa những lo lắng của cha mẹ về tình trạng sức khỏe của con và đưa ra một số lời khuyên giúp người lớn giải quyết tình trạng táo bón của con

Nếu việc rèn luyện đi vệ sinh trở nên quá khó khăn và con không có dấu hiệu tiến bộ, hãy tạm thời dừng lại và bắt đầu lại sau 3 tháng. Đừng nghĩ rằng mình thất bại, có thể chỉ đơn giản là bé vẫn chưa sẵn sàng.

Dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh với một số mẹo hay để dễ thành công hơn

Dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh có lẽ là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất mà cha mẹ phải thực hiện. Ngay cả đối với một đứa trẻ bình thường, việc này đã không phải dễ dàng. Đối với trẻ mắc hội chứng phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder – ASD), quá trình phát triển thói quen đi vệ sinh có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn. Ngoài ra, kéo theo đó là những thách thức riêng mà cả bạn và trẻ phải đối mặt. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số bước bạn có thể áp dụng để giúp cuộc “huấn luyện” của bạn thành công nhé.

Dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh là việc không hề dễ dàng đối với cha mẹ.

1. Khi nào nên dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh

Có lẽ khi nào nên dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh là thắc mắc hàng đầu của cha mẹ về vấn đề này.

Trẻ tự kỷ nhìn chung cũng sẽ thể hiện những dấu hiệu về việc sẵn sàng tập đi vệ sinh như trẻ bình thường. Tuy nhiên, các dấu hiệu sẽ xuất hiện khi trẻ đã lớn hơn. Đồng thời quá trình dạy trẻ cũng sẽ kéo dài lâu hơn.

Bạn có thể chọn thời điểm thuận tiện, khi mà cả bạn và trẻ cùng thấy thoải mái để dạy con. Một số chỉ báo về thời điểm tốt để bắt đầu gồm:

  • Khi trẻ bắt đầu ý thức về việc cần phải đi vệ sinh.
  • Khi bạn nhạn thấy những thay đổi trong cách cư xử của trẻ về vấn đề vệ sinh. Chẳng hạn trẻ tỏ ra mất tập trung hoặc bồn chồn khi bị ướt hoặc bị bẩn.
  • Khi trẻ cho bạn biết con cần được thay tã.
  • Khi bạn quan sát thấy trẻ nhận thức được mình bắt đầu đi tè/ ị hoặc đã đi xong.
  • Khi trẻ tỏ ra thích sử dụng hoặc tự dùng nhà vệ sinh mà không cần phải được nhắc nhở.
  • Khi trẻ đã cải thiện được khả năng kiểm soát bàng quang/ ruột. Nghĩa là con đã tránh được tình trạng tè dầm, ị đùn trong một đến hai giờ. 
Bạn có thể dựa vào những dấu hiệu sẵn sàng để dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh.

2. Dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh theo lịch trình như thế nào

2.1. Dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh cần trải qua một quá trình

Bạn cần lưu ý rằng khả năng tự đi vệ sinh là mục tiêu cuối cùng mà bạn muốn trẻ đạt được. Nhưng để đến được mục tiêu ấy, bạn và trẻ cần trải qua nhiều bước nhỏ. Sẽ có những thành công và thất bại trong quá trình thực hiện mà bạn phải đối mặt.

Riêng đối với dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh, sẽ có cả những yếu tố về thể chất và xã hội liên quan mà bạn cần xem xét. Trẻ tự kỷ có thể không có động lực xã hội là muốn làm giống bố/ mẹ/ anh chị hay bạn bè trong vấn đề đi vệ sinh.

à đôi khi bạn cũng phải chấp nhận thực tế rằng sau một số năm dùng tã, trẻ có thể không bắt đầu đi vệ sinh được. Điều quan trọng bạn cần nhớ là mỗi trẻ đều khác nhau. Không phải tất cả trẻ sẽ đáp ứng với các kỹ thuật dạy dỗ giống nhau.

Bạn hãy dùng những hướng dẫn bằng hình ảnh để dạy trẻ đi vệ sinh.

2.2. Xây dựng lịch trình cố định dựa và đặc điểm đặc biệt của trẻ tự kỷ

2.2.1. Thói quen và tính nhất quán

Trẻ em mắc ASD thường thích một lịch trình cố định. Bạn có thể xây dựng nó dựa trên đặc điểm này để tạo thói quen cho trẻ một cách thành công.

Bạn hãy:

  • Thay tã cho con ở nhà vệ sinh. Việc này sẽ giúp con bắt đầu liên hệ các hoạt động đi vệ sinh với nhà vệ sinh.
  • Bắt đầu tập cho con đi vệ sinh trên bồn cầu mà không qua dùng bô. Vì trẻ tự kỷ có thể cư xử rất khác thường khi thói quen bị thay đổi. Do vậy, nếu bạn bắt đầu bằng bô, bạn và trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi chuyển sang bồn vệ sinh.
  • Đảm bảo tất cả những người chăm sóc trẻ đều thực hiện việc dạy trẻ đi vệ sinh một cách nhất quán. Bạn có thể gửi các đồ dùng cần thiết như bệ ngồi toilet, quần áo dự phòng, khăn ướt,…Điều quan trọng là bạn phải giữ liên lạc với trường học của trẻ để chia sẻ những mối quan tâm, sự khó khăn cũng như thành công.

2.2.2. Thời điểm con đi vệ sinh

  • Quan sát trẻ trong một vài ngày để biết khoảng thời gian nào trẻ thường đi tè hoặc ị. Việc này sẽ giúp bạn đưa trẻ đến nhà vệ sinh để dạy trẻ đúng thời điểm. Nó cũng tăng khả năng trẻ đi tè, ị và cũng củng cố phản ứng tích cực của trẻ.
  • Tiếp tục đưa trẻ đến nhà vệ sinh vào những thời điểm đã định dựa vào quan sát của bạn. Nếu trẻ có tè ra quần vào một lúc khác, bạn vẫn hãy đưa con đến nhà vệ sinh càng nhanh càng tốt, chỉ cần vài “giọt” rơi vào bồn cầu cũng được. Bạn hãy bỏ qua việc trẻ tè dầm và tiếp tục phần còn lại của thói quen đi vệ sinh. 
Đưa trẻ đến nhà vệ sinh vào những thời điểm đã định dựa vào quan sát của bạn.

2.2.3. Các minh họa hỗ trợ hướng dẫn trẻ

  • Hãy dán những hướng dẫn bằng hình ảnh hoặc một hình thức mà trẻ yêu thích cạnh bồn cầu để minh họa cho trẻ về các bước đi vệ sinh. Bạn có thể hiển thị chúng bằng các ô và che đi ô nào mà trẻ đã hoàn thành để chuyển sang bước tiếp theo.
  • Hãy chắc chắn rằng các hình ảnh hướng dẫn phải thật cụ thể để tránh hiểu lầm cho trẻ. Ví dụ nếu bạn muốn dạy trẻ đứng để đi tè vào bồn cầu, hình ảnh hướng dẫn cũng phải hiển thị như vậy. Tương tự với các bước khác.
  • Cho trẻ xem một bức ảnh về nhà vệ sinh và nói “tên trẻ, đi vệ sinh”. Sau đó bạn đưa trẻ vào nhà vệ sinh, thực hiện các bước của quá trình đi vệ sinh. Dù trẻ không tè hay ị, bạn vẫn hãy tiếp tục thực hiện theo hình ảnh hướng dẫn.
  • Tương tự, bạn cũng hãy dùng các hình ảnh minh họa quá trình rửa tay dán trên bồn rửa tay để dạy trẻ.

2.2.4. Dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh thành một thói quen toàn diện

  • Hãy dạy trẻ đi vệ sinh thành một thói quen toàn diện. Việc này bắt đầu từ truyền đạt nhu cầu đi vệ sinh, sử dụng nhà vệ sinh, đến bước cuối cùng là lau khô tay thay vì chỉ ngồi trên bồn cầu mà thôi.
  • Duy trì chuỗi hành vi mọi lúc. Vì khi dự đoán được trước một hành động nào đó, trẻ sẽ dễ tiếp thu hơn.
  • Tập trung vào giải quyết một hành vi tại một thời điểm. Đối với trẻ tự kỷ, rất khó để thay đổi hai hành vi cùng một lúc.
  • Dựa vào đặc điểm của trẻ để quyết định có khen ngợi trẻ hay không và nên thực hiện vào lúc nào hoặc như thế nào khi cuộc huấn luyện thành công. Một số trẻ thích lời khen ngợi, trẻ khác lại thích quà (một đồ vật nào đó). Có những trẻ không phản ứng với lời khen nhưng lại thích một hoạt động nào đó sau khi đi vệ sinh. 
Bạn hãy dạy trẻ đi vệ sinh thành một thói quen toàn diện.

3. Dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh cụ thể theo các bước như thế nào

3.1. Về việc cởi đồ và mặc đồ khi dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh

Dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh không chỉ là cho trẻ ngồi lên bồn cầu. Bạn cần chú ý đến tất cả các hoạt động liên quan nữa. Trước tiên là dạy con cởi đồ và mặc đồ. Bạn hãy lưu ý những điểm sau:

  • Cho trẻ mặc đồ thoải mái để con dễ dàng cởi hoặc mặc lại khi đi vệ sinh. Ví dụ như quần lưng thung, váy hay những bộ đồ không quá dài.
  • Khuyến khích trẻ mặc đồ lót bằng cách mua đồ có in hình mà trẻ yêu thích.
  • Sử dụng “chuỗi quay ngược” để dạy trẻ các kỹ năng mới. Điều này có nghĩa là bạn chia một kỹ năng thành các bước nhỏ hơn, và bạn dạy giai đoạn cuối của trình tự trước. Ví dụ, nếu bạn đang dạy trẻ kéo quần lên, bạn sẽ kéo quần trẻ lên đến ngang hông và con sẽ kéo chúng lên thắt lưng. Lần tới, bạn sẽ kéo quần trẻ dưới hông và để con tiếp tục. Đây là cách dạy trẻ kỹ năng mới đặc biệt tốt. Vì nó nâng cao lòng tự trọng của trẻ khi con đã tự thực hiện bước cuối cùng của nhiệm vụ để hoàn thành trình tự.

3.2. Về việc rửa tay khi dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh

Về việc rửa tay khi dạy trẻ đi vệ sinh:

  • Bạn hãy thực hiện các bước theo trình tự giống nhau mỗi lần dạy trẻ. Chúng bao gồm: xắn tay áo lên, mở vòi nước, làm ướt tay, bôi xà phòng, xoa tay, rửa tay, khóa nước, vẩy tay trong bồn, lau khô tay.
  • Bạn hãy đứng phía sau trẻ và dùng hành động để nhắc trẻ nếu cần thiết. Sau đó hãy nhẹ nhàng rút tay ra khỏi tay trẻ.
  • Bạn hãy tránh dùng lời nói để nhắc trẻ, vì con sẽ dễ bị phụ thuộc vào chúng mà bạn không nhận ra. Thay vào đó, bạn hãy dùng hành động hoặc các hình ảnh để nhắc nhở con.
  • Bạn có thể chỉ muốn dạy trẻ sử dụng vòi nước lạnh. Nên lưu ý rằng nếu bạn dạy con tự mở nước nóng ở nhà, khi trẻ đến các môi trường khác và rửa tay, nước có thể quá nóng khiến trẻ bị bỏng. 
Dạy trẻ rửa tay cũng là một phần trong quy trình đi vệ sinh.

3.3. Khi dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh, bạn nên dạy bé trai đứng hay ngồi

Đối với việc dạy bé trai đứng hay ngồi khi dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh, bạn cần cân nhắc các câu hỏi sau:

  • Trẻ đã phân biệt được nhu cầu muốn đi tè hay ị của mình chưa.
  • Trẻ đã có đủ sự tập trung và kiểm soát cần thiết chưa.
  • Nếu trẻ học bằng cách bắt chước, ai có thể làm mẫu cho con.

Nếu câu trả lời cho bất kì câu hỏi nào ở trên là có, thì bạn có thể dạy trẻ đứng để đi tè. Để bắt đầu dạy trẻ đứng tè, bạn có thể đặt một số vật vui nhộn vào bồn cầu để giúp trẻ tập trung vào đó.

3.4. Kiểm soát nhu động ruột trong dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh

Khi dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh, việc kiểm soát nhu động ruột là một bước khó khăn khác sau khi trẻ đã học được cách kiểm soát bàng quang của mình. Một số trẻ có thể rất sợ hãi việc đi ị vì không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Lúc này, một quyển sách có hình ảnh để giải thích quá trình tiêu hóa có thể có ích cho bạn và trẻ.

Một số trẻ tự kỷ lại có cảm giác thoải mái và thích thú do một chiếc tã đầy và nặng mang lại. Bạn hãy tìm cách thay thế để loại bỏ cảm giác này, như vậy bạn sẽ tiếp tục dạy trẻ đi vệ sinh dễ dàng hơn.

Bạn có thể:

  • Quấn trẻ trong một chiếc khăn dầy, ấm áp cho phù hợp với thói quen và cảm giác của trẻ.
  • Cho trẻ ngồi vào bồn cầu, vẫn mặc tã nhưng bạn có thể khoét một lỗ ở đáy tã. Bạn từ từ thực hiện như vậy cho đến khi bỏ hẳn tã và trẻ có thể đủ thoải mái để tự đi mà không còn mặc tã nữa. 
Một số trẻ tự kỷ có thể thích cảm giác một chiếc tã đầy và nặng.

3.5. Dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh thông qua rèn luyện thói quen

Một số trẻ được huấn luyện đi vệ sinh thông qua thói quen. Dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh qua rèn luyện thói quen khá hiệu quả trong trường hợp:

  • Trẻ thiếu nhận thức, không hiểu tầm quan trọng hoặc ý nghĩa liên quan đến các cảm giác thể chất.
  • Trẻ bị hạn chế bởi các cảm giác thể chất giảm hoặc
  • Trẻ không có hoặc đã thử tập đi vệ sinh trước đó nhưng không thành công.

Cách dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh này bao gồm các hoạt động:

  • Quan sát để nhận biết thời gian trẻ thường đi vệ sinh.
  • Đưa trẻ vào toilet vào những giờ nhất định trong ngày và thực hiện như vậy mỗi ngày.
  • Hãy giúp trẻ thấy thật thư giãn để có thể đi vệ sinh một cách thoải mái. Ví dụ bạn có thể mở vòi nước chảy trong khi con ngồi trên bồn cầu.
  • Cho trẻ cầm một món đồ (không nhất thiết là đồ chơi) để con được thoải mái hơn khi ngồi trên bồn cầu. Và bạn chỉ cho con cầm món đồ đó khi đi vệ sinh mà thôi.
  • Nếu trẻ thiếu nhận thức hoặc cảm giác, trẻ có thể cần được dạy những chiến lược trước khi ra khỏi nhà vệ sinh, để tránh vô tình tè hoặc ị ra sàn nhà. Bạn hãy khuyến khích trẻ đếm to từ 1 – 10 khi đã đi tè/ ị xong, trước khi rời khỏi bồn cầu. Hoặc bạn cũng có thể cho trẻ quan sát một chiếc đồng hồ cát để biết khi nào nên rời bồn cầu.
  • Để giúp trẻ tự kiểm soát việc đi vệ sinh của mình, bạn có thể trang bị cho con một chiếc đồng hồ được cài đặt chế độ rung. Sau đó, bạn dạy trẻ khi nào đồng hồ rung là đến giờ trẻ đi vệ sinh. 
Bạn có thể trang bị cho con một chiếc đồng hồ được cài đặt chế độ rung.

3.6. Vai trò của môi trường trong việc dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh

Trong việc dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh thì môi trường cũng đóng một vai trò khá quan trọng. Bạn hãy:

  • Đảm bảo môi trường nhà vệ sinh tạo cảm giác thoải mái, an toàn để khuyến khích trẻ hoàn thành nhiệm vụ của mình.
  • Loại bỏ mọi vật dụng không liên quan đến nhà vệ sinh, vốn có thể gây xao nhãng cho trẻ.
  • Hãy trang bị cho nhà vệ sinh những vật dụng tạo sự thoải mái cho trẻ nhất có thể. Ví dụ như giá đỡ chân, tay vịn hay bồn vệ sinh nhỏ hơn nếu cần.
  • Khuyến khích sự độc lập bằng cách đảm bảo rằng mọi thứ phù hợp với tầm với và cách sử dụng của trẻ.
  • Hãy nghĩ về cảm nhận của trẻ để điều chỉnh mọi thứ cho phù hợp với con. Ví dụ mùi xà phòng có quá mạnh, tiếng nước chảy có quá to, nhiệt độ nước có cần điều chỉnh, ánh sáng có quá sáng không,…
  • Đảm bảo trẻ được ngồi thoải mái trên bồn cầu và đặt chân lên một bệ đỡ chắc chắn.

3.7. Dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh vào ban đêm

Khi lịch trình ban ngày đã được thiết lập thành công, dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh vào ban đêm tiếp tục là một thử thách nữa cho bạn. Bạn hãy:

  • Thiết lập giờ ngủ cố định, không thay đổi vào cả cuối tuần hay ngày nghỉ.
  • Giới hạn lượng đồ ăn thức uống của trẻ trước khi ngủ. Bạn hãy ngưng cho trẻ uống chất lỏng 1 giờ trước khi ngủ. Nhưng bạn cần bảo đảm trẻ được cung cấp đủ chất lỏng vào ban ngày.
  • Đưa trẻ đến nhà vệ sinh trước khi con lên giường ngủ. Sau đó trẻ có thể cần đi vệ sinh một lần nữa vào ban đêm. Bạn có thể cho con đi trước khi bạn đi ngủ.
  • Nếu trẻ vẫn tè dầm vào ban đêm, bạn có thể thử cho con đi vệ sinh vào thời điểm khác.
  • Dùng các vật dụng để “bảo vệ” giường ngủ của trẻ. 
Dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh vào ban đêm là một bước khó khăn nữa bạn sẽ trải qua.

4. Một số mẹo có thể áp dụng khi bạn dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh

Dưới đây là một số mẹo bạn có thể áp dụng khi dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh:

  • Cho trẻ uống nước 10 – 15 phút trước giờ đi vệ sinh. Việc này sẽ làm tăng nhu câu đi tè của trẻ. Tuy nhiên, bạn không nên cho trẻ uống quá nhiều nước vì nó sẽ làm thay đổi lịch trình quen thuộc của trẻ.
  • Quyết định xem bạn sẽ dạy trẻ đóng cửa như một phần của quy trình đi vệ sinh hay chỉ trong một số tình huống nhất định.
  • Tránh dùng các thuật ngữ khác để nói về việc đi vệ sinh. Vì trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thay đổi cách nói sau này.
  • Nếu trẻ sợ việc xả nước bồn cầu, bạn có thể loại bỏ nó khỏi quy trình mà hãy để đến giai đoạn hoàn thành. Khi trẻ đã lau khô tay, con có thể đứng ở cửa trong khi bạn xả nước. Sau đó, bạn khuyến khích con đứng lại gần hơn mỗi lần cho đến khi con tự mình thực hiện được. Bạn có thể mở nhạc êm dịu để át tiếng ồn khi xả nước. Việc giải thích nguyên nhân gây ra tiếng ồn cũng có thể có ích đối với trẻ.
  • Khi trẻ ngồi trên ô tô, bạn hãy trang bị dụng cụ bảo vệ ghế đề phòng trường hợp có “tai nạn” xảy ra vì trẻ mất kiểm soát về vấn đề vệ sinh. Tốt nhất, bạn nên hạn chế cho con uống chất lỏng trước khi di chuyển đường dài. 
Bạn cần rất kiên nhẫn và nỗ lực để dạy trẻ đi vệ sinh thành công.
  • Bạn hãy lưu ý rằng một số trẻ sẽ nhịn cho đến khi mặc tã. Ví dụ nếu trẻ biết mình sẽ mặc tã trước khi lên xe thì dù mắc tè/ ị, con cũng sẽ nhịn cho đến khi mặc tã vào.
  • Có nhiều loại tã cho trẻ lớn có thể phù hợp với con.
  • Khi trẻ đã được dạy đi vệ sinh ở nhà, bạn sẽ muốn dạy con sử dụng nhà vệ sinh khi ra ngoài. Khi đến những địa điểm mới, bạn hãy chỉ cho trẻ vị trí của nhà vệ sinh và sử dụng các thói quen tương tự như ở nhà. Bạn hãy dùng cùng một bức tranh/ đồ chơi/ sách giống như ở nhà.

Dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh cũng giống như dạy bất kì kỹ năng nào khác. Đây là một việc không bao giờ dễ dàng đối với cha mẹ và người chăm sóc. Bạn cần rất nhiều sự kiên nhẫn, nỗ lực và tình yêu để giúp con thực hiện được kỹ năng cơ bản nhưng quan trọng này.

Huấn luyện đi vệ sinh

Gia sư cho trẻ tự kỷ ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

Tự kỷ ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*