Trả lời câu hỏi Toán 8 Tập 2 Bài 2 trang 8: Giải các phương trình:
a) x – 4 = 0;
b) 3/4 + x = 0;
c) 0,5 – x = 0.
Lời giải
a) x – 4 = 0
⇔ x = 0 + 4
⇔ x = 4
Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất x = 4

⇔ x = (-1).2
⇔ x = -2
Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất x = -2
b) 0,1x = 1,5
⇔ x = 1,5:0,1
⇔ x = 15
Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất x = 15
c) -2,5x = 10
⇔ x = 10:(-2,5)
⇔ x = -4
Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất x = – 4
Trả lời câu hỏi Toán 8 Tập 2 Bài 2 trang 9: Giải phương trình: -0,5x + 2,4 = 0.
Lời giải
– 0,5x + 2,4 = 0
⇔ -0,5x = -2,4
⇔ x = (-2,4):(-0,5)
⇔ x = 4,8
Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất x = 4,8
Bài 6 (trang 9 SGK Toán 8 tập 2): Tính diện tích S của hình thang ABCD (h.1) theo x bằng hai cách:
1) Tính theo công thức: S = BH x (BC + DA) : 2
2) S = SABH + SBCKH + SCKD
Sau đó, sử dụng giả thiết S = 20 để thu được hai phương trình tương đương với nhau. Trong hai phương trình ấy, có phương trình nào là phương trình bậc nhất không?

Lời giải:
1) Công thức: S = BH x (BC + DA) : 2
+ Có BH ⊥ HK, CK ⊥ HK (giả thiết)
Mà BC // HK (vì ABCD là hình thang)
Do đó: BH ⊥ BC, CK ⊥ BC
Tứ giác BCKH có bốn góc vuông nên BCKH là hình chữ nhật.
Mặt khác: BH = HK = x (giả thiết) nên BCKH là hình vuông.
⇒ BH = BC = CK = KH = x
+ AD = AH + HK + KD = 7 + x + 4 = 11 + x.


Hai phương trình trên tương đương với nhau. Và cả hai phương trình trên đều không phải là phương trình bậc nhất.
Kiến thức áp dụng
Phương trình bậc nhất là phương trình có dạng ax + b = 0, a ≠ 0.
Bài 7 (trang 10 SGK Toán 8 tập 2): Hãy chỉ ra các phương trình bậc nhất trong các phương trình sau:
a) 1 + x = 0
b) x + x2 = 0
c) 1 – 2t = 0
d) 3y = 0
e) 0x – 3 = 0.
Lời giải:
Phương trình dạng ax+ b= 0, với a, b là hai số đã cho và a ≠ 0 , được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.
+ Phương trình 1 + x = 0 là phương trình bậc nhất với a = 1 ; b = 1.
+ Phương trình x + x2 = 0 không phải phương trình bậc nhất vì có chứa x2 bậc hai.
+ Phương trình 1 – 2t = 0 là phương trình bậc nhất ẩn t với a = -2 và b = 1.
+ Phương trình 3y = 0 là phương trình bậc nhất ẩn y với a = 3 và b = 0.
+ Phương trình 0x – 3 = 0 không phải phương trình bậc nhất vì hệ số bậc nhất a = 0.
Kiến thức áp dụng
Phương trình bậc nhất là phương trình có dạng ax + b = 0 với a ≠ 0.
Bài 8 (trang 10 SGK Toán 8 tập 2): Giải các phương trình:
a) 4x – 20 = 0
b) 2x + x + 12 = 0
c) x – 5 = 3 – x
d) 7 – 3x = 9 – x
Lời giải:
a) 4x – 20 = 0
⇔ 4x = 20
⇔ x = 20 : 4
⇔ x = 5
Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = 5.
b) 2x + x + 12 = 0
⇔ 3x + 12 = 0
⇔ 3x = -12
⇔ x = -12 : 3
⇔ x = -4
Vậy phương trình đã cho có nghiệm duy nhất x = -4
c) x – 5 = 3 – x
⇔ x + x = 5 + 3
⇔ 2x = 8
⇔ x = 8 : 2
⇔ x = 4
Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = 4
d) 7 – 3x = 9 – x
⇔ 7 – 9 = 3x – x
⇔ -2 = 2x
⇔ -2 : 2 = x
⇔ -1 = x
⇔ x = -1
Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = -1.
Kiến thức áp dụng
Để giải phương trình bậc nhất một ẩn ta sử dụng hai quy tắc sau:
+ Chuyển vế một hạng từ từ vế này sang vế khác và đổi dấu hạng tử đó.
+ Nhân hoặc chia cả hai vế với cùng một số khác 0.
Bài 9 (trang 10 SGK Toán 8 tập 2): Giải các phương trình sau, viết số gần đúng của mỗi nghiệm ở dạng số thập phân bằng cách làm tròn đến hàng phần trăm.
a) 3x – 11 = 0
b) 12 + 7x = 0
c) 10 – 4x = 2x – 3
Lời giải:

Kiến thức áp dụng
Để giải phương trình bậc nhất một ẩn ta sử dụng hai quy tắc sau:
+ Chuyển vế một hạng từ từ vế này sang vế khác và đổi dấu hạng tử đó.
+ Nhân hoặc chia cả hai vế với cùng một số khác 0.
Lý thuyết & Bài tập Bài 2 có đáp án: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải
A. Lý thuyết
1. Định nghĩa về phương trình bậc nhất một ẩn
Phương trình có dạng ax + b = 0, với a và b là hai số đã cho và a ≠ 0, được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.
Ví dụ:
Phương trình 2x – 3 = 0 là phương trình bậc nhất ẩn x.
Phương trình y – 4 = 2 là phương trình bậc nhất ẩn y.
2. Hai quy tắc biến đổi phương trình
a) Quy tắc chuyển vế
Trong một phương trình ta có thể chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó.
Ví dụ: Giải phương trình x + 3 = 0
Hướng dẫn:
Ta có x + 3 = 0 ⇔ x = – 3. (chuyển hạng tử + 3 từ vế trái sang vế phải và đổi thành – 3 ta được x = – 3 )
b) Quy tắc nhân với một số
Trong một phương trình, ta có thể nhân cả hai vế với cùng một số khác 0.
Ví dụ: Giải phương trình x/2 = – 2.
Hướng dẫn:
Ta có x/2 = – 2 ⇔ 2.x/2 = – 2.2 ⇔ x = – 4. (nhân cả hai vế với số 2 ta được x = – 4 )
3. Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn
Phương trình có dạng ax + b = 0, với a và b là hai số đã cho và a ≠ 0, được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.
Cách giải:
Bước 1: Chuyển vế ax = – b.
Bước 2: Chia hai vế cho a ta được: x = – b/a.
Bước 3: Kết luận nghiệm: S = { – b/a }.
Ta có thể trình bày ngắn gọn như sau:
ax + b = 0 ⇔ ax = – b ⇔ x = – b/a.
Vậy phương trình có tập nghiệm là S = { – b/a }.
Ví dụ: Giải các phương trình sau
a) 2x – 3 = 3.
b) x – 7 = 4.
Hướng dẫn:
a) Ta có: 2x – 3 = 3 ⇔ 2x = 6 ⇔ x = 6/2 = 3.
Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm S = { 3 }.
b) Ta có x – 7 = 4 ⇔ x = 4 + 7 ⇔ x = 11.
Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm là S = { 11 }
B. Bài tập tự luyện
Bài 1: Giải các phương trình sau:
a) 7x – 35 = 0
b) 4x – x – 18 = 0
c) x – 6 = 8 – x
Hướng dẫn:
a) Ta có: 7x – 35 = 0 ⇔ 7x = 35 ⇔ x = 35/7 = 5.
Vậy phương trình có nghiệm là x = 5.
b) Ta có: 4x – x – 18 = 0 ⇔ 3x – 18 = 0 ⇔ 3x = 18 ⇔ x = 18/3 = 6.
Vậy phương trình có nghiệm là x = 6.
c) Ta có: x – 6 = 8 – x ⇔ 2x = 14 ⇔ x = 14/2 = 7.
Vậy phương trình có nghiệm là x = 7.
Bài 2:
a) Tìm giá trị của m sao cho phương trình sau nhận x = – 5 làm nghiệm: 2x – 3m = x + 9.
b) Tìm giá trị của m, biết rằng phương trình: 5x + 2m = 23 nhận x = 2 làm nghiệm
Hướng dẫn:
a) Phương trình 2x – 3m = x + 9 có nghiệm là x = – 5
Khi đó ta có: 2.( – 5 ) – 3m = – 5 + 9 ⇔ – 10 – 3m = 4
⇔ – 3m = 14 ⇔ m = – 14/3.
Vậy m = – 14/3 là giá trị cần tìm.
b) Phương trình 5x + 2m = 23 có nghiệm là x = 2
Khi đó ta có: 5.2 + 2m = 23 ⇔ 2m = 23 – 10
⇔ 2m = 13 ⇔ m = 13/2.
Vậy m = 13/2 là giá trị cần tìm.
✅ Giải bài tập sách giáo khoa toán 8 ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️
Mọi chi tiết liên hệ với chúng tôi :
TRUNG TÂM GIA SƯ TÂM TÀI ĐỨC
Các số điện thoại tư vấn cho Phụ Huynh :
Điện Thoại : 091 62 65 673 hoặc 01634 136 810
Các số điện thoại tư vấn cho Gia sư :
Điện thoại : 0902 968 024 hoặc 0908 290 601
Leave a Reply