Mục lục bài viết
Học tiếng Pháp có khó không?
Có nhiều ý kiến gây tranh cãi và thậm chí là là rào cản khiến nhiều học sinh, sinh viên lùi bước khi cảm thấy tiếng Pháp không dễ dàng học vào? Vậy căn nguyên là gì? Cùng Kênh tuyển sinh tìm hiểu nhé!
Tiếng Pháp khó thật đấy!
Theo quan niệm của nhiều người thì tiếng Pháp được xếp vào hàng những loại ngoại ngữ khó học. Đặc biệt là về phần ngữ pháp thì tiếng Pháp rất rắc rối, tuy nhiên cách phát âm cũng như đánh vần lại rất giống với tiếng Việt. Nói chung, tiếng Pháp không hẳn là hoàn toàn khó, sẽ có nhiều phần khó học nhưng cũng khá nhiều phần thuận lợi cho người Việt học tiếng Pháp.
Phát âm
Thường thì khi học ngoại ngữ khác, việc khó khăn đầu tiên và lớn nhất đối với người Việt Nam là vấn đề phát âm. Tuy nhiên, khi bạn học tiếng Pháp lại ngược lại. Đây là vấn đề dễ nhất cho người Việt Nam học ngôn ngữ Pháp.
– Ngôn ngữ Pháp cũng có cùng hệ chữ la-tinh giống như tiếng Việt nên việc làm quen và nhận dạng chữ rất dễ dàng.
– Tiếng Pháp cũng có cách đánh vần gần tương tự như tiếng Việt. Có nghĩa là khi các bạn nhìn vào một từ nào đó chúng ta đã có thể đánh vần để tìm ra cách đọc của từ đó một cách chính xác.
– Nếu bạn nào tinh ý thì sẽ nhận ra, có rất nhiều từ vựng tiếng Pháp có cách viết cũng như nghĩa gần giống với tiếng Anh như gut (good), fein (fine), Buch (book), Haus (house), Preis (price)… Vì vậy những người lần đầu tiên khi
tiếp xúc với tiếng Pháp sẽ cảm thấy khá quen thuộc và không hề cảm thấy khó.
Ngữ pháp tiếng Pháp
Ngữ pháp của tiếng Pháp được đánh giá là cực kì phức tạp và được coi là trở ngại lớn nhất với những ai học tiếng Pháp. Cũng giống như một số ngôn ngữ khác, tiếng Pháp có thì của động từ bao gồm 2 thì quá khứ, 2 thì hiện tại, 2 thì tương lai.
Động từ dùng trong tiếng Pháp cũng phải chia tương ứng với từng thì mới dùng được. Đa số các động từ dùng trong tiếng Pháp có cách chia theo quy tắc khá dễ học. Tuy vậy tiếng Pháp cũng có những động từ bất quy tắc đòi hỏi các bạn cần phải chăm chỉ và kiên trì học thuộc những trường hợp ngoại lệ này.
Cấu tạo câu trong ngôn ngữ Pháp gồm 2 phần chính cơ bản đó là chủ ngữ và vị ngữ. Ngoài ra ngôn ngữ Pháp còn các thành phần khác bổ sung cho câu như tân ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ,… khá giống trong tiếng Anh.
Từ vựng
Từ vựng trong tiếng Pháp cũng rất phức tạp, đây là phần có độ khó gần ngang với ngữ pháp Pháp.
– Danh từ dùng trong tiếng Pháp được phân biệt thành 3 giống (giống cái, giống đực và giống trung) và gồm 4 cách (danh cách, đối cách, tặng cách và sở hữu cách). Các danh từ dùng trong ngôn ngữ Pháp dù là danh từ chung hay danh từ riêng thì cũng đều phải viết hoa chữ cái đầu tiên.
– Tính từ trong ngôn ngữ Pháp cũng được phân loại tương tự để dùng đúng với giống của danh từ. Có một số tính từ chỉ được phép đi kèm với danh từ giống trung hoặc giống cái.
– Một lý do khác nữa khiến từ vựng trong tiếng Pháp khó học đó chính là có một số từ rất dài. Mà để diễn giải được ý nghĩa của từ đó phải cần phải gồm nhiều từ khác. Ví dụ như: Kraftfahrzeughaftpflichtversicherung. Đây được xem là từ dài nhất trong từ điển ngôn ngữ Pháp và có nghĩa là “bảo hiểm trách nhiệm xe hơi”.
– Ngoài công việc phải chia các động từ trong câu thì bản thân động từ trong tiếng Pháp cũng rất phong phú và khá là trìu tượng. Có những động từ ta không thể dịch nghĩa được một cách ngắn gọn mà buộc phải giải thích khá dài dòng ta mới hiểu hết động từ đó muốn biểu đạt ý nghĩa gì. Vì vậy muốn học được từ vựng trong tiếng Pháp đòi hỏi các bạn phải có sự kiên trì, chăm chỉ trong một quá trình học lâu dài. Và hơn hết phải có đam mê.
Ngôn ngữ của những ngoại lệ
Tiếng Pháp là ngôn ngữ của những ngoại lệ. Bất kỳ bài học nào trong lớp tiếng Pháp của mình, cô giáo cũng đều đề cập đến các trường hợp ngoại lệ: ngoại lệ phát âm, ngoại lệ chia động từ, ngoại lệ hợp giống số,… thậm chí là ngoại lệ của ngoại lệ cũng có…
Tiếng Pháp không khó
Nhưng nếu tìm được cái “thú vui” khi học, đảm bảo các bạn sẽ rất yêu ngôn ngữ này cho mà xem.
Phát âm dễ dàng hơn đối với người Việt
Nếu so sánh với tiếng Anh, hẳn phát âm tiếng Pháp dễ hơn rất nhiều. Các đọc tiếng Pháp giống tiếng Việt, tức là bạn chỉ cần học quy tắc phát âm của các nguyên âm, phụ âm và ghép chúng lại là có thể đánh vần được từ.
Ngôn ngữ lãng mạn nhất hành tinh
Trong văn hóa Pháp, tình yêu là yếu tố chi phối rất nhiều đến văn học, điêu khắc, âm nhạc,… Pháp là các nôi của trường phái Lãng mạn (Romantisme). Chính vì vậy, sự lãng mạn cũng ảnh hưởng ngay đến ngôn ngữ Pháp.
Nhịp điệu của tiếng Pháp được hoàn thiện nhờ việc nối âm (liaison et enchaînement), giúp các từ trong câu được liên kết và loại trọng âm ở mỗi từ, khiến nó trở nên khác biệt với các ngôn ngữ khác.
Cách diễn đạt của người Pháp cũng cực kỳ ngọt. Nếu trong tiếng Anh hay tiếng Việt, chúng ta nói “Anh nhớ em”, “I miss you” thì người Pháp lại nói “Em làm anh cảm thấy trống vắng” (Tu me manques). Đúng là đốn tim người nghe nhỉ!
Học tiếng Pháp có khó không? 4 khó và 3 không!
Bài viết sẽ cung cấp góc nhìn đa chiều về sự thật liệu tiếng Pháp có khó không?
Nỗi lo sợ lớn nhất của nhiều học viên khi học tiếng Pháp là sợ khó. Và điều này dễ làm chùn bước các bạn trong quá trình tiếp thu tri thức. Bài viết sẽ đưa ra một góc nhìn đa chiều về sự thật: Học tiếng Pháp có khó không?
1) Học tiếng Pháp khó vì
a) Từ vựng mới
À ha, mới đọc tiêu đề đã thấy ngao ngán rồi. Không có gì khó chịu hơn khi phải ngồi học thuộc lòng từng từ một để bước đầu nắm vững ngoại ngữ mới. Có thể bạn không biết, nhưng chỉ cần nắm giữ 1500 từ vựng cùng với 100 mẫu văn phạm thì bạn đã có thể hiểu 90% nội dung những gì thể hiện bằng tiếng Pháp. Mới nghe thì có vẻ phấn khích, thử ôi thôi hình dung mà xem. 1500, nhắc lại lần nữa là 1500 từ đấy. Cho rằng mỗi ngày bạn học thuộc 15 từ nhé, và giả thiết bạn không quên sau khi đã tiếp thu, thì cũng phải ròng rã hơn 3 tháng để nằm lòng số lượng khổng lồ đó. Ấy là điều kiện lý tưởng, còn trong quá trình học thì ai cũng biết rồi đấy, từ vựng nó sẽ hao mòn theo thời gian với tốc độ nhanh hơn những gỉ bạn nạp vào. Đời học tiếng Pháp đúng là bể khổ, y như rằng qua được bể khổ là qua đời!
b) Số ít, số nhiều
Với tiếng Việt, không có khái niệm thay đổi ngữ pháp khi dùng để miêu tả số ít hay số nhiều. Chẳng hạn, một con bò và ba con bò ngoài khác câu chữ dùng để diễn tả số lượng còn lại phần chủ thể giữ nguyên không đổi. Đến khi học tiếng Anh, vấn đề bắt đầu rắc rối một chút vì phải thêm “s” hoặc “es” vào sau danh từ khi diễn tả số nhiều, và lúc bạn chạm đến tiếng Pháp thì ôi thôi, không chỉ kể danh từ, mà tính từ cũng phải đổi theo luôn. Không chỉ là thêm “s” đơn giản như Anh văn, Pháp văn còn có cả “x”, chưa kể đến những trường hợp ngoại lệ phải biến đổi theo cách của riêng nó. Thật là một tai họa khi phải ghim chặt những thứ này vào não, vì chỉ cần vấp ổ gà thôi cũng đã đủ làm chúng loạn hết lên trong đầu rồi, không cần phải nghĩ đến việc học tiếng Pháp có khó không!
c) Đực với chả cái
Với cả Anh ngữ hay Việt ngữ, văn phạm chỉ sử dụng giới tính để chỉ người và con vật, nhưng Pháp ngữ họ cao cấp hơn: sử dụng luôn cho cả đồ vật. Trong tiếng Việt, hầu hết mọi đồ vật ta đều dùng từ “cái” để gọi tên như: cái bàn, cái ghế,… nhưng nó không mang nghĩa quy định giới tính. Còn với tiếng Pháp, mọi việc trở nên rắc rối hơn rất nhiều với việc sắp xếp các danh từ, tính từ vào 2 cột này, thậm chí là còn có những từ ngữ lưỡng giới. Điều làm cho việc phân biệt này trở nên thảm họa nằm ở chỗ mặc dù có quy định để phân loại, nhưng trường hợp ngoại lệ vẫn len lõi đâu đó và quy định cũng rất khó nhớ. Ví dụ: chính phủ (le gouvernement) là giống đực, quốc gia (la nation) lại là giống cái,… Một ngày đi làm hoặc học tập mệt mỏi mà vào trung tâm hay học tại nhà nhìn vào: đực cái cái đực chỉ muốn xé luôn cả quyển vở thôi!
d) Chia thì
Như đã đề dập từ trước, nếu như tiếng Anh chỉ có khoảng 15 thì, tiếng Pháp chơi trội hơn rất nhiều khi sở hữu cho mình tận trên dưới 100 loại thì khác nhau. Mỗi thì dùng cho một trường hợp tương ứng, và kèm theo đó là hằng hà xa số cấu trúc và lối quy định ngữ pháp khác nhau. So sánh với tiếng Việt, tuy rằng lối sử dụng ngôn từ đa dạng, nhưng có lẻ những quy định ngặt nghèo về ngữ pháp như thế thì thua xa Pháp văn. Để diễn tả hành động trong tương lại hay quá khứ, ta chỉ thêm yêu tố thời gian vào câu, trong khi tiếng Pháp thì phải đổi cả cấu trúc và cách dùng. Đơn cử: “hôm qua tôi đi chợ” cũng giống như “tôi đi chợ”, nhưng với Pháp ngữ thì mọi chuyện không đơn giản như vậy. Ở quá khứ gần, phải thêm “venir de” trước động từ, còn quá khư xa thì Avoir/Être sau đó đổi động từ thành ngôi số ba. Hãy ngẫm và tự trả lời cho thật lòng rằng: học tiếng Pháp có khó lắm khôngnha!
2) Học tiếng Pháp dễ vì
Tuy nhiên, cái gì cũng mang tính 2 mặt của nó. Đây là những điểm mạnh của tiếng Pháp mà khó thứ tiếng nào so bì được:
a) Viết sao đọc vậy
Không giống tiếng Anh, tiếng Pháp khá dễ đọc hoặc phát âm vì âm tiết hầu như đều được thể hiện lên mặt chữ cả. Tiếng Việt cũng một phần ảnh hưởng bởi các ký tự dấu có mặt trên chữ cái tiếng Pháp để tạo ra bảng dấu huyền sắt đến nặng. Hơn nữa, những âm vị của tiếng Pháp nghe có phần thu hút, vui tai và du dương – điều này đã được nhiều học viên đã từng học loại ngôn ngữ này đánh giá và công nhận. Đây là một trong những nhân tố thu hút và níu giữ bạn đến với tiếng Pháp. Hãy thử trải nghiệm và tận hượng điều kì lạ chỉ có ở ngôn ngữ phổ biến thứ 2 trên thế giới này nhé!
b) Mượn từ
Nếu bạn tinh ý, bạn sẽ thấy rằng người Việt mượn rất nhiều từ vựng của tiếng Pháp (do liên quan đến các sự kiện lịch sử). Theo thông kê, có khoảng 110 từ Việt được mượn từ Pháp ngữ. Đơn cử như từ mà chắc chắn rằng mọi bạn đọc đều dùng hằng ngày: Alo (từ gốc Allô), áp phê ( từ nguyên thủyaffaire), hay a xít (acide). Vì sao ta lại vay mượn? Có thể do chưa có từng Việt Nam có thể việt hóa hoàn hảo ý nghĩa của những từ này. Cho dù là vậy, đây là một lợi thế lớn cho những học viên bị ngăn cản về khả năng tài chính. Vì các bạn luôn thắc mắc rằng không biết tự học tiếng Pháp có khó không?Đấy, chưa gì đã có gần 110 từ quen thuộc diễn ra hằng ngày xung quanh cuộc sống của ta rồi. Hãy vững tâm mà chuyên tâm chinh phục ngôn ngữ của sự lãng mạn nào!
c) Sự kiện lịch sử
Nếu như ai có ông bà từ 60 tuổi trở lên, bạn đang ở gần một kho tàng tiếng Pháp ngay tại nhà đó. Do ngày xưa nước ta bị đô hộ, văn hóa và chữ cái Pháp phần nào ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân vào thời điểm đó. Vì vậy, ông bà là những người gạo cội, giàu kiến thức và kinh nghiệm chiến trường với tiếng Pháp. Chỉ cần chăm chỉ nói chuyện với ông bà thường xuyên, không những bạn học được lắm điều bổ ích không có trong sách giáo trình nào mà còn là gắn kết khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình. May mắn có ông bà như thế, bạn sẽ phải khiến nhiều người ganh tị vì không được kể chuyện “ông bà anh yêu nhau thời chưa có tivi…” phiên bản tiếng Pháp đâu!
Leave a Reply