Luyện từ và câu: Luyện tập về câu hỏi

5/5 - (1 vote)

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 Luyện từ và câu: Luyện tập về câu hỏi trang 137 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 2. Đặt câu hỏi với mỗi từ sau : ai, cái gì, làm gì, thế nào, vì sao, bao giờ, ở đâu.

Câu 1

Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây:

a) Hăng hái nhất và khỏe nhất là bác cần trục.

b) Trước giờ học, chúng em thường rủ nhau ôn bài cũ.

c) Bến cảng lúc nào cũng đông vui.

d) Bọn trẻ xóm em hay thả diều ngoài chân đê.

Phương pháp giải:

Con xác định phần in đậm rồi đặt câu hỏi sao cho phù hợp.

Lời giải chi tiết:

a. Hăng hái nhất và khỏe nhất là ai?

b. Trước giờ học, các em thường làm gì?

c. Bến cảng như thế nào?

d. Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở đâu?

Câu 2

Đặt câu hỏi với mỗi từ sau : ai, cái gì, làm gì, thế nào, vì sao, bao giờ, ở đâu.

Phương pháp giải:

Con suy nghĩ và đặt câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Đặt câu hỏi

– Ai học giỏi nhất lớp?

– Cái gì khiến bạn chú ý?

– Để cha mẹ vui lòng em phải làm gì?

– Thời tiết hôm nay thế nào?

– Vì sao nước biển lại mặn?

– Bao giờ thì đến Tết vậy?

– Nhà bạn ở đâu?

Câu 3

Tìm từ nghi vấn trong các câu hỏi dưới đây .

a) Có phải chú bé Đất trở thành chú Đất Nung không ?

b) Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung, phải không ?

c) Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung à ?

Phương pháp giải:

Con suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

CâuTừ nghi vấn
a) Có phải chú bé Đất trở thành chú Đất Nung không ?có phải – không
b) Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung, phải không ?phải không
c) Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung à ?à

Câu 4

Với mỗi từ hoặc cặp từ nghi vấn vừa tìm được, đặt một câu hỏi.

Phương pháp giải:

Con dùng các từ để hỏi như: Có phải, không, phải không, à,…? để đặt câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Đặt câu hỏi từ cặp từ vừa tìm được ở bài 3

– Có phải Nguyễn Hiền là Trạng nguyên trẻ nhất nước Nam không?

– Chữ viết của Cao Bá Quát hồi nhỏ xấu lắm phải không?

– Nguyễn Hiền rất thích thả diều à?

Câu 5

Trong các câu dưới đây, câu nào không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi ?

a) Bạn có thích chơi diều không ?

b) Tôi không biết bạn có thích chơi diều không ?

c) Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất ?

d) Ai dạy bạn làm đèn ông sao đấy ?

e) Thử xem ai khéo tay hơn nào ?

Phương pháp giải:

Con xác định mục của câu, nếu câu nào không phải mục đích để hỏi thì không đặt dấu chấm hỏi.

Lời giải chi tiết:

Trong năm câu đã cho:

– 2 câu là hai câu hỏi:

a. Bạn có thích chơi diều không?

d. Ai dạy bạn làm đèn ông sao đấy?

– 3 câu không phải là câu hỏi, không được dùng dấu chấm hỏi:

b. Tôi không biết bạn có thích chơi diều không.

c. Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất.

e. Thử xem ai khéo tay hơn nào. 

Soạn Tiếng Việt lớp 4 ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

GIA SƯ VĂN

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*