Luyện tập (trang 104-105)

5/5 - (1 vote)

Bài 14 (trang 104 SGK Toán 8 tập 2): Một bể nước hình hộp chữ nhật có chiều dài 2m. Lúc đầu bể không có nước. Sau khi đổ vào bể 120 thùng nước, mỗi thùng chứa 20 lít thì mực nước của bể cao 0,8m.

a) Tính chiều rộng của bể nước.

b) Người ta đổ thêm vào bể 60 thùng nước nữa thì đầy bể.

Hỏi bể cao bao nhiêu mét?

Lời giải:

a) Thể tích nước đổ vào:

120 x 20 = 2400 (l) = 2,4 (m3)

Chiều rộng của bể nước:

2,4 : (2 x 0,8) = 1,5(m)

b) Thể tích của bể nước:

2400 + 60 x 20 = 3600 (l) = 3,6 (m3)

Chiều cao của bể nước:

3,6 : (2 x 1,5) = 1,2 (m)

Kiến thức áp dụng

+ Hình hộp chữ nhật có các kích thước bằng a, b, c thì có thể tích bằng: V = abc.

Bài 15 (trang 105 SGK Toán 8 tập 2): Một cái thùng hình lập phương, cạnh 7dm, có chứa nước với độ sâu của nước là 4dm. Người ta thả 25 viên gạch có chiều dài 2dm, chiều rộng 1dm và chiều cao 0,5dm vào thùng. Hỏi nước trong thùng dâng lên cách miệng thùng bao nhiêu đêximet? (giả thiết toàn bộ gạch ngập trong nước và chúng hút nước không đáng kể).

Lời giải:

Thể tích của nước trong thùng:

   7 x 7 x 4 = 196 (dm3)

Thể tích của 25 viên gạch:

   25 x (2 x 1 x 0,5) = 25 (dm3)

Thể tích của nước và gạch:

   196 + 25 = 221 (dm3)

Mực nước sau khi thả gạch vào cao:

   221 : (7 x 7) ≈ 4,51 (dm)

Nước trong thùng dâng lên cách miệng thùng là:

   7 – 4,51 = 2,49 (dm).

Kiến thức áp dụng

+ Hình hộp chữ nhật có các kích thước bằng a, b, c thì có thể tích bằng: V = abc.

Bài 16 (trang 105 SGK Toán 8 tập 2): Thùng chứa của một xe chở hàng đông lạnh có dạng như hình 90. Một số mặt là những hình chữ nhật, chẳng hạn (ABKI), (DCC’D’), … . Quan sát hình và trả lời các câu hỏi sau:

a) Những đường thẳng nào song song với mặt phẳng (ABKI)?

b) Những đường thẳng nào vuông góc với mặt phẳng (DCC’D’)?

c) Mặt phẳng (A’D’C’B’) có vuông góc với mặt phẳng (DCC’D’) hay không?

Lời giải:

a) Những đường thẳng song song với mặt phẳng (ABKI) là A’B’; D’C’; DC; GH.

b) Những đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (DCC’D’) là A’D’; B’C’; DG; CH; AI; BK.

c) Ta có: A’D’ ⊥ (CDD’C’) mà A’D’ nằm trong mặt phẳng (A’D’C’B’) nên (A’B’C’D’) ⊥ (CDD’C’)

Kiến thức áp dụng

+ Một đường thẳng d song song với một mặt phẳng P nếu đường thẳng d song song với một đường thẳng a nằm trong P.

+ Một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng nếu đường thẳng đó vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau trong mặt phẳng. 

Lời giải:

a) Những đường thẳng song song với mặt phẳng (EFGH) là: AB; BC; CD; DA.

b) Đường thẳng AB song song với những mặt phẳng: (CDHG); (EFGH); (DCFE)

c) Đường thẳng AD song song với những đường thẳng: BC, FG, EH

Kiến thức áp dụng

+ Một đường thẳng d song song với một mặt phẳng P nếu đường thẳng d song song với một đường thẳng a nằm trong P.

Bài 18 (trang 105 SGK Toán 8 tập 2): Đố: Các kích thước của môt hình hộp chữ nhật là 4cm, 3cm và 2cm. Một con kiến bò theo mặt của hình hộp đó từ Q dến P (h.92).

a) Hỏi con kiến bò theo đường nào là ngắn nhất?

b) Độ dài ngắn nhất đó là bao nhiêu xentimet?

Lời giải:

Vì con kiến phải bò theo mặt của hình hộp từ Q đến P tức phải bò trên “một mặt phẳng”. Ta vẽ hình khai triển của hình hộp chữ nhật và trải phẳng như sau:

Khi đó, P sẽ có hai vị trí là P1 và P2. Và quãng đường ngắn nhất sẽ là một trong hai đoạn thẳng QP1 hoặc QP2.

Giải bài tập sách giáo khoa toán 8 ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

Mọi chi tiết liên hệ với chúng tôi :
TRUNG TÂM GIA SƯ TÂM TÀI ĐỨC
Các số điện thoại tư vấn cho Phụ Huynh :
Điện Thoại : 091 62 65 673 hoặc 01634 136 810
Các số điện thoại tư vấn cho Gia sư :
Điện thoại : 0902 968 024 hoặc 0908 290 601

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*