Hội thoại (tiếp theo)

5/5 - (1 vote)

I. Lượt lời trong hội thoại

  1. Trong cuộc hội thoại giữa bé Hồng và người cô, mỗi nhân vật:

    + Chú bé Hồng có 2 lượt lời.

    + Người bà cô có 6 lượt lời.

  2. Trong đoạn thoại, chú bé Hồng đáng lẽ được nói thêm hai lần nhưng cậu im lặng không nói.

   → Sự im lặng để nén lại nỗi đau, nhẫn nhịn và cố gắng bỏ ngoài tai những lời người bà cô nói.

  3. Hồng không cắt lời người bà cô vì cậu hiểu tâm địa độc ác của bà ta, cậu ý thức được vai nói của mình ( vai dưới không được xúc phạm hay tỏ ra bất kính với người trên.

II. Luyện tập

Bài 1 (trang 102 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

– Cai lệ là nhân vật hống hách, nhẫn tâm, luôn ra oai. Trong hội thoại hắn thường xuyên cướp lời người khác:

    + Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp sưu mau.

    + Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước dám mở mồm ra khất!

  – Người nhà lý trưởng nịnh bợ, khúm núm đối với cai lệ nhưng lên mặt với chị Dậu:

    + Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy!

    + Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai để ông ấy ra đình kêu với quan cho.

  – Anh Dậu nhân vật luôn sợ sệt, ngại va chạm, tránh xô xát với người khác:

    + U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta phải tù phải tội.

  – Nhân vật chị Dậu thương yêu chồng con, đảm đang nhưng khi cần thiết, tính cách của chị trở nên dứt khoát, mạnh mẽ:

    + Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

    + Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

    + Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

Bài 2 ( trang 107 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

  a, Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu và cái Tí phát triển ngược nhau:

    + Cái Tí vồn vã, sốt sắng hỏi chuyện mẹ khi thấy mẹ về, hỏi thăm mẹ về việc bị cai lệ đánh.

    + Chị Dậu lúc đó giữ thái độ im lặng “không nói gì”, chị buồn chán khi phải bán cái Tí cho nhà Nghị Quế.

    – Khi biết được việc mẹ bán mình cho nhà Nghị Quế cái Tí khóc lóc, van xin mẹ cho ở lại.

    + Chị Dậu đau thắt trong lòng như vẫn tìm lời an ủi, vỗ về để cái Tí nghe lời.

  b, Tác giả miêu tả phù hợp với diễn biến tâm lý của nhân vật trong truyện. Vì ban đầu cái Tí chưa biết chuyện, nó hồn nhiên hỏi han, quan tâm mẹ, khi biết mình phải sang ở đợ nhà Nghị Quế nó kêu khóc, van xin.

    Còn chị Dậu ban đầu im lặng vì nỗi đau phải bán đứa con dứt ruột đẻ ra, nhưng để cái Tí nghe lời chị phải nén nỗi đau, dỗ dành, thuyết phục con.

  c, Sự hồn nhiên hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại làm tăng kịch tính của câu chuyện:

    + Những câu nói, sự quan tâm hồn nhiên của cái Tí lại khắc sâu vào lòng chị Dậu sự đau xót và bất lực.

    + Cái Tí hồn nhiên, hiếu thảo bao nhiêu thì lòng thương con, yêu con không muốn rời xa con lại tăng lên bấy nhiêu.

Bài 3 (trang 107 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

  Sự “im lặng” của nhân vật tôi trong câu chuyện Bức tranh của em gái tôi ( sgk Ngữ văn 6, tập hai) biểu thị:

    + Sự ngỡ ngàng, bất ngờ của nhân vật “tôi” trong cái nhìn đầy yêu thương của người em gái đối với mình. Đây là điều thường ngày nhân vật tôi không nhận thấy

    + Sự xấu hổ vì trước đó nhân vật tôi toàn nhìn thấy điểm xấu của em gái, trong khi người em lại luôn yêu thương mình.

Bài 4 (trang 107 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

  Việc im lặng hay cất tiếng nói thành lời phụ thuộc vào thời điểm hoàn cảnh của từng người.

    – Nếu trong cuộc hội thoại việc nói chỉ đem lại những điều không hay, tiêu cực, dễ gây bất hòa thì lúc đó cần im lặng để giữ được tình bạn, tình đoàn kết, cần tránh to tiếng, tránh điều qua tiếng lại không cần thiết…

    – Nhưng lúc cần nói sự thật, dụt dè, nhút nhát không dám dùng tiếng nói để bảo vệ sự thật thì khi đó im lặng trở thành tội lỗi.

Soạn bài Hội thoại (tiếp theo) (siêu ngắn)

I. Lượt lời trong hội thoại

Câu 1 (trang 102 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Trong cuộc hội thoại giữa bé Hồng và người cô, mỗi nhân vật:

+ Hồng có 2 lượt lời.

+ Người bà cô có 6 lượt lời.

Câu 2 (trang 102 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Trong cuộc thoại đó, có 2 lần Hồng được nói nhưng cậu im lặng không nói. Sự im lặng thể hiện nỗi đau đang giày xéo cậu, cậu đang nén lại nỗi đau, nhẫn nhịn, không để bị tác động trước lời của bà cô.

Câu 3 (trang 102 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Hồng không cắt lời vì: Bà cô ở vai trên và cậu tin tưởng mẹ, hiểu được tâm địa bà cô

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 102 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Qua cách miêu tả cuộc thoại giữa các nhân vật cai lệ, người nhà lí trưởng, chị Dậu và anh Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngữ văn 8, tập 1, tr.28), tính cách của mỗi nhân vật được thể hiện:

– Cai Lệ: Hống hách, hung hăng, ngạo mạn, độc ác

– Anh Dậu: Hiền lành, nhút nhát

– Chị Dậu: Hiền lành, yêu thương chồng con và có sức phản kháng mãnh liệt

Câu 2 (trang 103 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

a) Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu với cái Tí phát triển ngược chiều nhau: Lúc đầu, Cái Tí nói rất nhiều còn chị Dậu chỉ im lặng. Nhưng sau đó, cái Tí nói ít hẳn đi, ngược lại chị Dậu lại nói nhiều hơn.

b) Cách miêu tả của nhà văn như vậy phù hợp với sự phát triển tính cách của các nhân vật: Cái Tí khi chưa biết bị bán thì vẫn nói chuyện nhiều, rất hồn nhiên, nó vui với cuộc sống hiện tại bên gia đình, nhưng khi biết bị bán nó sợ hãi, đau đớn nên nói ít hẳn, chỉ còn lời van xin tha thiết. Chị Dậu vì bị buộc phải bán con lại sắp phải thông báo tin dữ cho con nên chịu chỉ im lặng, nén nỗi đau, lúc sau khi đã nói ra sự thật, chị phải nói nhiều để vừa an ủi, vừa thuyết phục hai đứa con nghe theo lời mình.

c) Việc tô đâm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí khiến cho bi kịch của câu chuyện nhà chị Dậu càng tăng thêm: chị Dậu thì càng xót xa hơn khi phải bán đi đứa con vừa đảm đang lại vừa ngoan ngoãn. Cái Tí mất đi cuộc sống tự do, hồn nhiên của nó, cuộc sống từ đây đầy nỗi bất hạnh.

Câu 3 (trang 107 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Sự “im lặng” của nhân vật tôi trong câu chuyện Bức tranh của em gái tôi ( sgk Ngữ văn 6, tập hai) biểu thị:

+ Sự ngạc nhiên, hãnh diện của nhân vật “tôi” trước bức tranh em gái vẽ mình

+ Sự xấu hổ vì trước đó nhân vật tôi đã đố kị, đối xử không tốt với em, vậy mà em lại yêu thương mình đến vậy

Câu 4 (trang 107 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Cả hai nhận định trên đều đúng trong từng trường hợp khác nhau:

– “Im lặng là vàng” trong trường hợp cần giữ bí mật, hoặc nếu trong cuộc hội thoại có xảy ra cãi vã, nóng giận quá mức thì nên im lặng để giữ hòa khí.

– Im lặng trước bất công, sai trái thì sẽ là đớn hèn như suy nghĩa của Tố Hữu.

Soạn bài Hội thoại (tiếp theo) (ngắn nhất)

I. Lượt lời trong hội thoại

Đọc lại đoạn miêu tả cuộc trò chuyện giữa nhân vật chú bé Hồng với người cô (SGK Ngữ Văn 8 trang 92 – 93) ta thấy:

Câu 1+2+3:

– Bà cô: 5 lượt nói (3 ngắn, 2 dài)

– Bé Hồng: 4 lượt nói (2 lần nói, 2 lần im lặng) → bộc lộ thái độ bất bình trước lời nói cay độc của người cô.

– Bé Hồng: không cắt lời của người cô khi bà đang nói → Hồng xác định được vai xã hội của mình và giữ lễ phép, lịch sự.

II. Luyện tập

Câu 1:

– Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, ta thấy:

Câu 2:

Câu 3: Sự im lặng của nhân vật “tôi” biểu thị:

Câu 4: Cả hai nhận xét trên đều đúng nhưng mỗi nhận xét đúng trong một hoàn cảnh khác nhau.

– Câu: Im lặng là vàng đúng trong trường hợp cần giữ bí mật, im lặng để tôn trọng người khác khi họ nói, …

– Còn sự im lặng trước những sai trái, bất công (theo lời thơ của Tố Hữu) thì đó là sự im lặng dại khờ, hèn nhát.

Soạn bài Hội thoại (tiếp theo) (cực ngắn)

A. Soạn bài Hội thoại (tiếp theo) (ngắn nhất)

Câu 1 :

Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, ta thấy:

-Số lượt lời tham gia hội thoại của chị Dậu và tên cai lệ nhiều nhất.

-Số lượt lời của người nhà lí trưởng ít hơn; của anh Dậu càng ít, chỉ sau xung đột. (Anh Dậu là người cam chịu, nhu nhược).

-Kẻ duy nhất ngắt lời người khác trong hội thoại là tên cai lệ ⇒ là người hống hách, tàn bạo. Người nhà lí trưởng có phần giữ gìn hơn. Chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, mạnh mẽ (một mình gánh vác hết mọi chuyện, sẵn sàng đương đầu với khó khăn.)

Câu 2 :

a) Lúc đầu, cái Tí còn hồn nhiên và hóm hĩnh, nói nhiều; còn chị Dậu thì chỉ im lặng. Về sau, cái Tí ít nói hẳn đi, Chị Dậu thì nói nhiều hơn.

b) Hợp lí. Vì lúc đầu, cái Tí chưa biết mình sắp bị bán đi, còn chị Dậu rất đau lòng. Về sau, khi biết chuyện, cái Tí sợ hãi và đau buồn → ít nói hẳn đi; chị Dậu phải nói nhiều để thuyết phục cả hai đứa con.

c) Cái Tí càng hồn nhiên, hiếu thảo bao nhiêu thì càng làm tang nỗi đau của người mẹ và sự bất hạnh của đứa con.

Câu 3 :

Sự im lặng của nhân vật “tôi” biểu thị:

Lần 1: Vì ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ.

Lần 2: Xúc động trước tâm hồn và tấm lòng nhân hậu của đứa em.

Câu 4 :

Cả hai nhận xét trên đều đúng nhưng mỗi nhận xét đúng trong một hoàn cảnh khác nhau.

– Tục ngữ phương Tây: Trong trường hợp im lặng để giữ bí mật hoặc thể hiện sự tôn trọng người khác; đảm bảo sự tế nhị trong giao tiếp.

– Khổ thơ của Tố Hữu: Im lặng trước những hành vi sai trái, trước những áp bứcbất công; trước sự xúc phạm nhân phẩm đối với mình hay đối với người khác lương thiện thì sự im lặng ấy là dại khờ, hèn nhát.

B. Kiến thức cơ bản

– Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.

– Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác.

– Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.

Giải bài tập sách giáo khoa Ngữ văn 8 ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

Mọi chi tiết liên hệ với chúng tôi :
TRUNG TÂM GIA SƯ TÂM TÀI ĐỨC
Các số điện thoại tư vấn cho Phụ Huynh :
Điện Thoại : 091 62 65 673 hoặc 01634 136 810
Các số điện thoại tư vấn cho Gia sư :
Điện thoại : 0902 968 024 hoặc 0908 290 601

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*