Bài 4: Hình lăng trụ đứng

5/5 - (1 vote)

Trả lời câu hỏi Toán 8 Tập 2 Bài 4 trang 106: Hai mặt phẳng chứa hai đáy của một lăng trụ đứng có song song với nhau hay không ?

– Các cạnh bên có vuông góc với hai mặt phẳng đáy hay không ?

– Các mặt bên có vuông góc với hai mặt phẳng đáy hay không ?

Lời giải

– Hai mặt phẳng chứa hai đáy của một lăng trụ đứng có song song với nhau

– Các cạnh bên có vuông góc với hai mặt phẳng đáy

– Các mặt bên có vuông góc với hai mặt phẳng đáy

Trả lời câu hỏi Toán 8 Tập 2 Bài 4 trang 107: Trên hình 94 là tấm lịch để bàn, nó có hình dạng là một lăng trụ đứng. Hãy chỉ rõ các đáy, mặt bên, cạnh bên của lăng trụ.

Lời giải

– Các đáy: (ABC), (A’B’C’)

– Các mặt bên: (AA’B’B), (AA’C’C), (BCC’B’)

– Các cạnh bên: AA’, BB’, CC’

Bài 19 (trang 108 SGK Toán 8 tập 2): Quan sát các lăng trụ đứng trong hình 96 rồi điền số thích hợp vào các ô trống ở bảng dưới đây:

Hìnhabcd
Số cạnh của một đáy3
Số mặt bên4
Số đỉnh12
Số cạnh bên5

Lời giải:

Hìnhabcd
Số cạnh của một đáy3465
Số mặt bên3465
Số đỉnh681210
Số cạnh bên3465

Bài 20 (trang 108 SGK Toán 8 tập 2): Vẽ lại các hình sau vào vở rồi vẽ thêm các cạnh vào các hình 97b, c, d, e để có một hình hộp hoàn chỉnh (như hình 97a).

Lời giải:

Bài 21 (trang 108-109 SGK Toán 8 tập 2): ABC.A’B’C’ là một lăng trụ đứng tam giác (h.98).

a) Những cặp mặt nào song song với nhau?

b) Những cặp mặt nào vuông góc với nhau?

c) Sử dụng kí hiệu “//” và “⊥” để điền vào các ô trống ở bảng sau:

Lời giải:

a) Những cặp mặt phẳng song song nhau: (ABC) // (A’B’C’)

b) Những cặp mặt phẳng vuông góc với nhau: (ABB’A’) ⊥ (A’B’C); (ACC’A’) ⊥ (A’B’C’); (BCC’B’) ⊥ (A’B’C’); (ABB’A’) ⊥ (ABC); (ACC’A’) ⊥ (ABC); (BCC’B’) ⊥ (ABC)

c) Điền vào ô trống:

Kiến thức áp dụng

+ Một đường thẳng d song song với một mặt phẳng P nếu đường thẳng d song song với một đường thẳng a nằm trong P.

+ Một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng nếu đường thẳng đó vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau trong mặt phẳng.

+ Hai mặt phẳng vuông góc nếu có một đường thẳng thuộc mặt phẳng này và vuông góc với mặt phẳng kia.

Bài 22 (trang 109 SGK Toán 8 tập 2): Vẽ theo hình 99a rồi cắt và gấp lại để được lăng trụ đứng như hình 99b.

Lời giải:

Các bạn tự vẽ hình vào vở, sau đó dùng kéo cắt rồi gấp lại để được hình lăng trụ đứng.

Lý thuyết & Bài tập Bài 4 có đáp án: Hình lăng trụ đứng

A. Lý thuyết

1. Hình lăng trụ đứng

Hình vẽ dưới đây gọi là lăng trụ đứng.

Trong hình lăng trụ đứng này:

+ A, B, C, D, A’, B’, C’, D’ là các đỉnh.

+ ABB’A’, BCC’B’,… là những hình chữ nhật, gọi là các mặt bên

+ AA’; BB’; CC’; DD’ song song với nhau và bằng nhau, chúng được gọi là các cạnh bên

+ Hai mặt ABCD và A’B’C’D’ là hai đáy. Hình lăng trụ trên có hai đáy là tứ giác nên gọi là lặng trụ tứ giác, kí hiệu : ABCD.A’B’C’D’

Chú ý:

– Hai đáy là hai đa giác bằng nhau và nằm trên hai mặt phẳng song song.

– Các cạnh bên song song, bằng nhau và vuông góc với hai mặt phẳng đáy. Độ dài cạnh bên được gọi chiều cao của hình lăng trụ đứng.

– Các mặt bên là những hình chữ nhật và vuông góc với hai mặt phẳng đáy.

– Hình hộp chữ nhật, hình lập phương là những hình lăng trụ đứng.

– Hình lăng trụ đứng có đáy là hình bình hành được gọi là hình hộp đứng.

Ví dụ: Cho hình lưng trụ đứng sau:

Hai mặt đáy ABC và A’B’C’ là hai tam giác bằng nhau (nằm trong hai mặt phẳng song song)

Các mặt bên A’C’CA, A’B’BA, B’C’CB là các hình chữ nhật.

2. Diện tích – Thể tích của hình lăng trụ đứng

a) Công thức diện tích xung quanh

Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng bằng chu vi đáy nhân với chiều cao:

Sxq = 2p.h    (p: nửa chu vi đáy, h: chiều cao)

b) Diện tích toàn phần

Diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng bằng tổng diện tích xung quanh và diện tích hai đáy.

Stp = Sxq + 2S    (S: điện tích đáy)

c) Thể tích

Thể tích của hình lăng trụ đứng bằng diện tích đáy nhân với chiều cao:

V = S.h    (S: diện tích đáy, h: chiều cao)

d) Ví dụ

Ví dụ: Cho hình lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có đáy ABC là tam giác đều, AB = 4cm,AA’ = 5cm. Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình lặng trụ ABC.A’B’C’ ?

Hướng dẫn:

Xét tam giác ABC có nửa chu vi của tam giác là:

+ Diện tích xung quanh của hình lăng trụ Sxq = 2p.AA’ = 2.6.5 = 60( cm2 )

+ Diện tích toàn phần của hình lăng trụ là Stp = Sxq + 2SABC = 60 + 2.4√ 3 = 60 + 8√ 3 ( cm2 )

+ Thể tích của hình lăng trụ là V = S.AA’ = 4√ 3 .5 = 20√ 3 ( cm^3 ).

B. Bài tập tự luyện

Bài 1: Tính chiều cao của hình lăng trụ đứng ABCD.EFGH, biết rằng đáy ABCD là hình thoi có các đường chéo AC = 10cm,BD = 24cm và diện tích toàn phân bằng 1280cm2

Hướng dẫn:

Áp dụng công thức: Stp = Sxq + 2Sd

Hay Sxq = Stp – 2Sd = 1280 – 2.1/2.1024

= 1280 – 240 = 1040( cm2 )

Vì đáy ABCD là hình thoi nên AC vuông góc với BD tại O (tính chất về đường chéo của hình thoi)

Áp dụng định lý Py – ta – go vào tam giác BOC vuông tại O ta được:

BC2 = BO2 + OC2 ⇒ BC2 = 122 + 52 = 132 ⇔ BC = 13( cm )

Chu vi đáy là 2p = 4.13 = 52( cm )

Áp dụng công thức Sxq = 2p.h

Bài 2: Một trại hè có dạng hình lăng trụ đứng đáy tam giác, thể tích hình không gian bên trong là 2,16( cm3 ). Biết chiều dài lều AD = 2,4( cm ), chiều rộng của lều là 1,2cm. Tính chiều cao AH của lều?

Hướng dẫn:

Áp dụng công thức thể tích của hình lăng trụ đứng ta có: V = S.h

Ta có:

Do đó: V = S.h = 0,6AH.2,4 = 1,44AH

Theo giả thiết ta có: 1,44AH = 2,16 ⇔ AH = 1,5( cm )

Giải bài tập sách giáo khoa toán 8 ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

Mọi chi tiết liên hệ với chúng tôi :
TRUNG TÂM GIA SƯ TÂM TÀI ĐỨC
Các số điện thoại tư vấn cho Phụ Huynh :
Điện Thoại : 091 62 65 673 hoặc 01634 136 810
Các số điện thoại tư vấn cho Gia sư :
Điện thoại : 0902 968 024 hoặc 0908 290 601

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*