Đề 1: Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với con vật nuôi mà em yêu thích.
I. Dàn ý
Mở bài: giới thiệu về kỉ niệm đáng nhớ với con vật nuôi mà em yêu thích ( con mèo, con chó…). Giới thiệu về nguồn gốc của con vật nuôi đó (được tặng hay do ba mẹ mua về)
Thân bài
– Tả về hình dáng của con vật nuôi đó
+ Tả bao quát hình dáng bên ngoài của con vật: bộ lông, màu da, vóc dáng
+ Tả từng bộ phận: đầu, tai, mắt, thân hình, chân, đuôi
+ Tả sơ lược về thói quen sinh hoạt, sở thích của con vật nuôi đó.
+ Nói về môi trường sống của con vật nuôi đó
– Kỉ niệm đáng nhớ với con vật nuôi:
+ Đưa vật nuôi đi dạo và bị lạc mất vật nuôi nhưng cả hai đều tìm thấy nhau sau đó.
+ Vật nuôi do một lần bị mắng khi làm đổ vỡ đồ trong nhà, nó bỏ đi, sau đó trở về.
+ Vật nuôi lập kì tích đuổi trộm, trông nhà.
Kết bài:
Nêu cảm nghĩ và tình cảm dành cho con vật nuôi đó. Hứa chăm sóc vật nuôi chu đáo.
II. Bài văn mẫu
Dàn ý Kể về kỉ niệm đáng nhớ với con vật nuôi
Kể về kỉ niệm đáng nhớ với con vật nuôi (Bài văn mẫu 1)
3 bài văn mẫu Kể về kỉ niệm đáng nhớ với con vật nuôi (Bài văn mẫu 2)
Kể về kỉ niệm đáng nhớ với con vật nuôi (Bài văn mẫu 3)
Kỉ niệm về một con vật nuôi mà em yêu quý (Bài văn mẫu 4)
Đề 2: Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn.
I. Dàn ý
Mở bài: Dẫn dắt vấn đề.
Có nhiều lỗi học sinh thường mắc phải khiến thầy cô buồn lòng như nói dối thầy cô, quay cóp trong giờ kiểm tra, bỏ học, trêu chọc thầy cô…
Thân bài:
– Hoàn cảnh, thời gian mắc lỗi:
+ Năm học lớp 6, trong giờ học môn tiếng Anh
+ Năm lớp 3, trong giờ học Văn
– Kể về việc sai trái mình mắc phải
+ Mắc lỗi vào thời điểm nào? Mắc lỗi với ai
– Nêu nguyên nhân mắc lỗi:
+ Do chủ quan
+ Khách quan
– Diễn biến khi gây lỗi
– Hậu quả gây ra đối với lớp,với gia đình, với bản thân
– Sau khi mắc lỗi cảm xúc của em thế nào, em đã hối lỗi và sửa lỗi như thế nào
Kết luận
Bài học sâu sắc rút ra sau khi mắc lỗi
Lời khuyên dành cho các bạn khác
II. Bài văn mẫu
Dàn ý Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến Thầy Cô giáo buồn
Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn (Bài văn mẫu 1)
Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến Thầy Cô giáo buồn (Bài văn mẫu 2)
3 bài văn mẫu Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến Thầy Cô giáo buồn (Bài văn mẫu 3)
Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến Thầy Cô giáo buồn (Bài văn mẫu 4)
Đề 3: Kể về một việc khiến bố mẹ rất vui lòng.
I. Dàn ý
– Cần xác định việc làm tốt khiến ba mẹ vui lòng là việc gì ( giúp cụ già qua đường, nhặt được tiền rơi trả người đánh mất, giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống, trong học tập…)
– Tâm trạng, cảm xúc của ba mẹ khi em kể những việc tốt em làm giúp đỡ người khác.
– Tâm trạng cảm xúc của em lúc đó như thế nào? ( hạnh phúc, tự hào, hứa hẹn trong lòng nhiều niềm tin mới…
Mở bài:
Giới thiệu về việc tốt em khiến cha mẹ vui lòng: giúp đỡ bạn bè trong học tập
Thân bài
– Hoàn cảnh:
+ Em kể chuyện về việc làm tốt đó cho bố mẹ nghe trong giờ ăn cơm của cả gia đình/ trong giờ xem ti vi cùng cả nhà…
+ Có một bạn vì hoàn cảnh gia đình , bố mẹ ít quan tâm, bạn mải chơi và kết quả học tập sa sút, đi xuống và cô giáo đã sắp xếp cho bạn ngồi cạnh em.
– Giúp bạn học tập tiến bộ:
+ Hằng ngày, tới lớp đều nói chuyện và chơi cùng với bạn
+ Những lúc rảnh rỗi em thường cùng bạn làm bài tập, trao đổi bài học vào giờ ra chơi
+ Những bài tập khó, bạn không hiểu, em thường giảng giải cho bạn hiểu.
+ Cuối cùng bạn đã vươn lên đạt danh hiệu học giỏi và trở thành bạn thân của em.
– Cảm xúc của em khi kể chuyện cho bố mẹ nghe: vui mừng và hãnh diện về sự quan tâm, giúp đỡ của mình dành cho bạn bè.
– Cảm xúc của bố mẹ khi nghe em kể về việc tốt của em: Tự hào và vui khi thấy em trưởng thành
Kết bài:
Sau lần giúp đỡ đó, em suy nghĩ về bản thân thế nào. Hoàn thành việc tốt khiến ba mẹ vui lòng, bản thân cũng cảm thấy hạnh phúc gấp bội. Tự hoàn thiện bản thân hơn.
II. Bài văn mẫu
3 bài văn mẫu Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ vui lòng
Đề 4: Nếu được chứng kiến cảnh lão Hạc bán chó kể với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại chuyện đó như thế nào?
I. Dàn ý
– Xác định yêu cầu đề bài
+ Vào vai nhân vật kể chuyện: có thể là hàng xóm, có thể vào vai vợ của ông giáo ( xưng tôi kể chuyện)
+ Kể theo trình tự thời gian, không gian theo diễn biến truyện.
+ Chọn lọc những chi tiết chính trong truyện để kể.
+ Cảm nhận và suy nghĩ về lão Hạc.
Mở bài: Dẫn dắt hoàn cảnh việc chứng kiến câu chuyện của lão Hạc kể lúc bán chó.
Thân bài:
– Nêu các sự việc chính theo trật tự truyện kể
+ Vừa gặp lão Hạc đã nói “bán rồi”
+ Lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước
+ Lão bắt đầu khóc hu hu như đứa trẻ, cái miệng móm mém của lão cứ méo xệch đi.
+ Lão tự dằn vặt bản thân bằng này tuổi còn nhẫn tâm lừa một con chó, lão ân hận, dằn vặt
– Cảm xúc và suy nghĩ về nhân vật lão Hạc.
Kết bài: Từ hoàn cảnh của lão Hạc, bản thân em ( sự hóa thân vào người kể chuyện) em có suy nghĩ gì về thân phận người nông dân trong xã hội cũ trước cách mạng tháng Tám.
II. Bài văn mẫu
3 bài văn mẫu Kể lại câu chuyện Lão Hạc bán chó
✅ Giải bài tập sách giáo khoa Ngữ văn 8 ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️
Mọi chi tiết liên hệ với chúng tôi :
TRUNG TÂM GIA SƯ TÂM TÀI ĐỨC
Các số điện thoại tư vấn cho Phụ Huynh :
Điện Thoại : 091 62 65 673 hoặc 01634 136 810
Các số điện thoại tư vấn cho Gia sư :
Điện thoại : 0902 968 024 hoặc 0908 290 601
Leave a Reply