A. Soạn bài Đi đường (Tẩu lộ) (ngắn nhất)
Câu 1 :
Đọc hiểu phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.
Câu 2 :
Kết cấu bài thơ:
+ Câu 1: khai (mở).
+ Câu 2: thừa (nâng cao, triển khai ý câu khai).
+ Câu 3: chuyển (chuyển ý).
+ Câu 4: hợp (tổng hợp).
Câu 3 :
Hệ thống điệp ngữ ở nguyên tác có tác dụng rõ rệt trong việc tạo nhịp điệu, âm hưởng cho mạch thơ. Các chữ tẩu lộ – tẩu lộ, trùng san – trùng san – trùng san gợi ra cái trùng điệp gian nan của dặm đường dài. Bài thơ dịch làm mất đi điệp ngữ ở câu mở đầu.
Câu 4 :
-Câu thơ thứ 2: Điệp từ “trùng san” + từ “hựu”: nỗi gian lao triền miên của việc đi đường (đường núi ⇒ đường cách mạng, đường đời).
– Câu thơ cuối: Niềm vui sướng của người đứng ở đỉnh cao ngắm cảnh ⇒ niềm hạnh phúc lớn lao của người chiến sĩ cách mạng khi cách mạng toàn thắng.
Câu 5 :
Bài thơ Đi Đường không thuộc loại thơ tức cảnh hay tự sự mà chủ yếu thiên về suy nghĩ, triết lý nhưng không phải triết lý lên giọng dạy đời như lời kể chuyện, tâm sự của chính Bác trong những ngày tù đày.Bốn câu thơ bình dị mà cô đọng, rất tiết kiệm ngôn từ và lời chặt chẽ, logic, vừa tự nhiên, chân thực, vừa chứa đựng tư tưởng sâu xa.
✅ Giải bài tập sách giáo khoa Ngữ văn 8 ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️
Mọi chi tiết liên hệ với chúng tôi :
TRUNG TÂM GIA SƯ TÂM TÀI ĐỨC
Các số điện thoại tư vấn cho Phụ Huynh :
Điện Thoại : 091 62 65 673 hoặc 01634 136 810
Các số điện thoại tư vấn cho Gia sư :
Điện thoại : 0902 968 024 hoặc 0908 290 601
Leave a Reply