Ôn tập phần làm văn

5/5 - (1 vote)

Câu 1 (trang 151 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

   Một văn bản cần có tính thống nhất vì nếu không có sự thống nhất chủ đề, văn bản sẽ bị phân tán, không tập trung được vào vấn đề chính hoặc lạc sang vấn đề khác trong khi triển khai văn bản.

   Tính thống nhất của văn bản được thể hiện ở các mặt sau:

   – Nhan đề và các đề mục trong văn bản.

   – Trong các mối quan hệ giữa các phần của văn bản.

   – Các từ ngữ then chốt trong văn bản.

Câu 2 ( trang 151 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

– Đoạn văn a:

   Em rất thích đọc sách, chủ yếu là sách văn học và khoa học đời sống. Đến với sách là đến với thế giới của những chân trời vô tận như nhà văn Maxim Goroki có nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Không một ai có thể phủ nhận được giá trị bổ ích và kì diệu mà sách mà sách mang lại. Vì thế em đã xây dựng cho mình kế hoạch đọc sách hiệu quả em bằng cách tìm ra phương pháp đọc và sự chọn lọc đầu sách kĩ lưỡng. Đọc sách luôn mang lại cho em niềm vui và những tri thức quý báu trong kho tàng kinh nghiệm vô tận của nhân loại.

   – Đoạn văn b:

   Trong bốn mùa của trời đất, có lẽ mùa hè là mùa sôi động nhất. Những tiếng ve sầu râm ran trong kẽ lá, hoa phượng vĩ nở rực một khoảng trời cũng là lúc báo hiệu hè đã sang. Một mùa hè tràn đầy sức sống và niềm vui. Những cô cậu học trò sau một năm học tập giờ không còn bận bịu với sách vở nữa. Chào đón mùa hè, người ta đón nhận sự bừng tỉnh đến mãnh liệt của cái nắng vàng gay gắt đi kèm với những âm thanh sôi động ồn ào. Mùa hè thật hấp dẫn!

Bài 3 (trang 151 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

  Chúng ta cần tóm tắt văn bản tự sự vì:

   – Để chắt lọc và hiểu nội dung chính của văn bản.

   – Để giới thiệu ngắn gọn nhất văn bản đó cho người khác biết.

   – Để lưu giữ và nhớ lại khi cần thiết.

  Để tóm tắt được văn bản cần:

   – Đọc kĩ văn bản và hiểu đúng chủ đề của văn bản.

   – Xác định những nội dung chính cần tóm lược.

   – Viết thành bản tóm tắt một cách khách quan.

Bài 4 (trang 151 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

   Tác giả viết văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm:

   – Yếu tố miêu tả giúp văn bản giàu hình ảnh, trực quan sinh động hơn.

   – Yếu tố biểu cảm khiến văn bản tự sự thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết.

Bài 5 ( trang 151 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

   Khi viết văn bản tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm cần chú ý:

   – Không sa đà vào miêu tả hay biểu cảm thái quá.

   – Xác định mục đích chính là tự sự ( kể chuyện).

   – Yếu tố miêu tả, biểu cảm là phụ.

Bài 6 (trang 151 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

  Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống hằng ngày, cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

  – Văn bản thuyết minh cần phải đảm bảo:

   + Trình bày tri thức một cách khách quan, trung thực, hữu ích tới người đọc.

   + Diễn đạt rõ ràng, chính xác, chặt chẽ và hấp dẫn.

  – Một số văn bản thuyết minh thường gặp:

   + Giới thiệu một sản phẩm mới

   + Giới thiệu một đặc sản địa phương

   + Giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử

   + Giới thiệu tiểu sử danh nhân, nhà văn…

   + Giới thiệu một tác phẩm

Bài 7 (trang 151 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

  Muốn làm một văn bản thuyết minh, chúng ta cần phải:

   – Xác định rõ đối tượng cần thuyết minh

   – Xác định rõ phạm vi, tri thức khách quan, khoa học về đối tượng cần được thuyết minh đó.

   – Lựa chọn phương pháp thuyết minh thích hợp

   – Tìm bố cục thích hợp

  Một số phương pháp thuyết minh sự vật thường gặp:

   – Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.

   – Phương pháp liệt kê.

   – Phương pháp nêu ví dụ.

   – Phương pháp dùng số liệu.

   – Phương pháp so sánh.

   – Phương pháp phân loại, phân tích.

Bài 8 (trang 151 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

   Bố cục thường gặp nhất khi làm bài văn thuyết minh là bố cục bao gồm 3 phần:

   – Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh

   – Thân bài: Trình bày một cách chi tiết, cụ thể về các mặt như: cấu tạo, đặc điểm, lợi ích, và những điểm nổi bật khác của đối tượng.

   – Kết bài: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.

Bài 9 ( trang 151 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

  Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết nêu ra trong bài.

  Tính chất của luận điểm:

   – Chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.

   – Luận điểm là một hệ thống: có luận điểm chính và luận điểm phụ.

   – Các luận điểm vừa có sự liên kết chặt chẽ vừa có sự phân biệt với nhau và được sắp xếp theo một trật tự hợp lí.

Bài 10 (trang 151 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

  Văn bản nghị luận không phải chỉ cần tới yếu tố biểu cảm mà còn cần tới cả yếu tố tự sự và miêu tả.

   + Yếu tố tự sự là yếu tố đùng để trình bày một chuỗi các sự việc, sự kiện nối tiếp nhau, sự việc này nối tiếp sự việc kia để cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

   + Yếu tố miêu tả là yếu tố giúp người đọc, người nghe hình dung ra những đặc điểm, tính chất nổi bật của người, cảnh, làm cho chúng trở nên sinh động, hấp dẫn trước mắt người đọc, người nghe như những gì chúng vốn có.

  – Các yếu tố như tự sự, miêu tả, biểu cảm giúp cho văn bản nghị luận trở nên rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, đỡ khô khan và có sức truyền cảm hứng thuyết phục hơn.

  Soi chiếu vào tác phẩm Thiên đô chiếu:

   + Yếu tố tự sự: khi kể về những lần dời đô của nhà Thương tới nhà Chu nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh.

   + Yếu tố miêu tả: miêu tả về những lợi thế của thành Đại La: tiện hướng nhìn sông dựa núi, thế rồng cuộn hổ ngồi, đất đai cao thoáng, muôn vật phong phú, tốt tươi.

   + Yếu tố biểu cảm: Biểu cảm trực tiếp tình cảm của mình trước sự hao tốn dưới hai triều Đinh, Lê (trẫm rất đau xót).

Bài 11 (trang 151 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

   Văn bản thông báo là văn bản dùng để truyền đạt thông tin cụ thể của cơ quan, đoàn thể, người tổ chức để báo cho những người dưới quyền, thành viên, đoàn thể hoặc những người quan tâm đến nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.

   Văn bản tường trình là văn bản được trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra hậu quả cần phải xem xét.

Xem lại sự giống và khác nhau của hai loại văn bản này ở bài “Luyện tập làm văn bản thông báo”

Soạn bài Ôn tập phần làm văn (siêu ngắn)

Câu 1 (trang 151 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

– Một văn bản cần có tính thống nhất để không bị phân tán các nội dung các câu trong văn bản, giúp văn bản có hướng tới một nội dung.

– Tính thống nhất của văn bản được thể hiện ở các mặt sau:

 + Nhan đề và các đề mục trong văn bản.

 +Trong các mối quan hệ giữa các phần của văn bản.

 +Các từ ngữ then chốt trong văn bản.

Câu 2 (trang 151 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

– Em rất thích đọc sách. Đọc sách giúp em khám phá thêm nhiều tri thức trong cuộc sống. Những kiến thức bao thế hệ đã đúc kết, chắt lọc. Đọc sách con giúp em thư giãn sau mỗi giờ học tập căng thẳng. Một cuốn sách hay khiến tâm hồn ta nhẹ nhàng và sâu sắc hơn. Hãy chăm chỉ đọc sách, sách là người bạn tốt của chúng ta.

– Hè đến thật rồi! Mùa hè là mùa của nắng vàng tươi. Hè đến cây cối xanh tươi, ve kêu râm ran khắp lối. Hoa phượng vĩ nở đỏ rực một góc trời. Hoa phượng hái xếp cánh bướm, râu hoa chọi gà. Đây là thời điểm hoa quả chín mọng, thơm ngon, nào bưởi, cam, dưa, lê, mận…Cũng là mùa nghỉ ngơi, vui chơi của đám học trò sau một năm học hành vất vả. Mùa hè thật hấp dẫn.

Câu 3 (trang 151 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Chúng ta cần tóm tắt văn bản tự sự vì:

– Để chắt lọc và hiểu nội dung chính của văn bản.

– Để giới thiệu ngắn gọn nhất văn bản đó cho người khác biết.

– Để lưu giữ và nhớ lại khi cần thiết.

Để tóm tắt được văn bản cần:

– Đọc kĩ văn bản và hiểu đúng chủ đề của văn bản.

– Xác định những nội dung chính cần tóm lược.

– Viết thành bản tóm tắt một cách khách quan.

Câu 4 (trang 151 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Tác dụng của văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm: Giúp cho văn bản giàu sức thuyết phục, sinh động hơn

Câu 5 (trang 151 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Khi viết văn bản tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm cần chú ý: Yếu tố miêu tả và biểu cảm chỉ là yếu tố phụ góp phần làm cho văn bản tự sự thuyết phục hơn.

Câu 6 (trang 151 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống hằng ngày, cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

– Văn bản thuyết minh cần phải đảm bảo:

 + Trình bày tri thức một cách khách quan, trung thực, hữu ích tới người đọc.

 + Diễn đạt rõ ràng, chính xác, chặt chẽ và hấp dẫn.

– Một số văn bản thuyết minh thường gặp:

 + Giới thiệu cách làm một món ăn

 + Giới thiệu cách làm một đồ vật

 + Giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử

 + Giới thiệu tiểu sử danh nhân, nhà văn…

 + Giới thiệu một tác phẩm

Câu 7 (trang 151 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Muốn làm một văn bản thuyết minh, chúng ta cần phải:

– Xác định rõ đối tượng cần thuyết minh

– Xác định rõ phạm vi, tri thức khách quan, khoa học về đối tượng cần được thuyết minh đó.

– Lựa chọn phương pháp thuyết minh thích hợp

– Tìm bố cục thích hợp

Một số phương pháp thuyết minh sự vật thường gặp:

– Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.

– Phương pháp liệt kê.

– Phương pháp nêu ví dụ.

– Phương pháp dùng số liệu.

– Phương pháp so sánh.

– Phương pháp phân loại, phân tích.

Câu 8 (trang 151 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Bố cục thường gặp nhất khi làm bài văn thuyết minh là bố cục bao gồm 3 phần:

– Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh

– Thân bài: Trình bày một cách chi tiết, cụ thể về các mặt như: cấu tạo, đặc điểm, lợi ích, và những điểm nổi bật khác của đối tượng.

– Kết bài: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.

Câu 9 (trang 151 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết nêu ra trong bài.

Câu nói của Maxim Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”

Mở bài: Giới thiệu câu nói của Maxim Gorki và khẳng định vai trò của sách

Thân bài:

– Sách là nguồn kiến thức

 + Sách là nơi lưu giữ kiến thức từ ngàn đời xưa đến nay

 + Sách có đa dạng các loại kiến thức: Khoa học, xã hội, giải trí…

– Kiến thức là con đường sống, bởi vậy sách có vai trò vô cùng quan trọng

 + Cung cấp những kiến thức hữu ích về mọi lĩnh vực cho con người

 + Từ sách ta có thêm nhiều kinh nghiệm để vận dụng vào cuộc sống, giúp cuốc sống dễ dàng hơn.

 + Sách không chỉ cung cấp kiến thức mà còn giúp chúng ta rèn luyện nhân cách, tu dưỡng tâm hồn.

– Hãy yêu sách, ham đọc sách

 + Chọn cho mình những cuốn sách hay, thích hợp

 + Rèn luyện thói quen đọc sách

Kết bài: Khẳng định vai trò to lớn quan trọng của sách đối với con người.

Ví dụ:

Đề: Câu nói của Maxim Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”

Mở bài: Giới thiệu câu nói của Maxim Gorki và khẳng định vai trò của sách

Thân bài:

– Sách là nguồn kiến thức

 + Sách là nơi lưu giữ kiến thức từ ngàn đời xưa đến nay

 + Sách có đa dạng các loại kiến thức: Khoa học, xã hội, giải trí…

– Kiến thức là con đường sống, bởi vậy sách có vai trò vô cùng quan trọng

 + Cung cấp những kiến thức hữu ích về mọi lĩnh vực cho con người

 + Từ sách ta có thêm nhiều kinh nghiệm để vận dụng vào cuộc sống, giúp cuốc sống dễ dàng hơn.

 + Sách không chỉ cung cấp kiến thức mà còn giúp chúng ta rèn luyện nhân cách, tu dưỡng tâm hồn.

– Hãy yêu sách, ham đọc sách

 + Chọn cho mình những cuốn sách hay, thích hợp

 + Rèn luyện thói quen đọc sách

Kết bài: Khẳng định vai trò to lớn quan trọng của sách đối với con người.

Tính chất:

– Luận điểm được trình bày rõ ràng

– Có các luận điểm chính và luận điểm phụ

– Các luận điểm liên kết với nhau và được sắp xếp theo thứ tự hợp lí

Câu 10 (trang 151 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Văn bản nghị luận không phải chỉ cần tới yếu tố biểu cảm mà còn cần tới cả yếu tố tự sự và miêu tả.

 + Yếu tố tự sự: Sử dụng khi thuật lại một câu chuyện, một sự việc hay trình bày dẫn chứng

 + Yếu tố miêu tả:Cho ta hình dung ra những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc

 + Yếu tố biểu cảm: Dùng khi tác giả muốn bộc lộ cảm xúc, tìm sự đồng cảm ở người đọc về vấn đề nghị luận

Ví dụ “Chiếu dời đô”

 + Yếu tố tự sự: khi kể về những tấm gương trung nghĩa thời xưa

 + Yếu tố miêu tả: Sự nghênh ngang, bành trướng của kẻ thù.

 + Yếu tố biểu cảm: Thể hiện trực tiếp nỗi đau chưa thể dẹp giặc

⇒Một bài hịch có lập luận chặt chẽ, sắc bén và có sức truyền cảm mạnh mẽ.

Câu 11 (trang 151 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

– Văn bản thông báo là văn bản dùng để truyền đạt thông tin cụ thể của cơ quan, đoàn thể, người tổ chức để báo cho những người dưới quyền, thành viên, đoàn thể hoặc những người quan tâm đến nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.

– Văn bản tường trình là văn bản được trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra hậu quả cần phải xem xét.

– Phân biệt 2 loại văn bản: Văn bản thông báo trình bày những công việc đã làm, đã thực hiện được để người khác được biết. Văn bản tường trình: trình bày thiệt hại hoặc mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra sự việc cần xem xét lại.

Soạn bài Ôn tập phần làm văn (ngắn nhất)

Câu 1:

– Văn bản cần có tính thống nhất để không rời xa hay lạc sang chủ đề khác.

– Tính thống nhất của văn bản được thể hiện ở các phương diện: Nhan đề, đề mục, quan hệ giữa các phần trong văn bản, các từ ngữ then chốt được lặp đi lặp lại.

Câu 2: Để viết thành một đoạn văn, cần lưu ý:

– Sách mở rộng trước mắt ta những chân trời mới: qua sách ta có thể xuống tận đại dương bao la sâu thẳm để tìm hiểu cuộc sống của các loài cá và dạo chơi giữa những đảo san hô đẹp tuyệt vời. Qua sách ta có thể lên được những đỉnh cao chót vót của nóc nhà thế giới Hy Mã Lạp Sơn, hay đến với Nam Cực xa xôi để ngắm nhìn các chí chim cánh cụt giữa biển băng trắng xóa. Sách còn giúp ta vượt trùng dương đến với nước Mỹ sôi động văn minh, đến với nước Pháp sang trọng, cổ kính hay châu Phi rực lửa hoang dã … Vì vậy em rất thích đọc sách.

– Tại sao lại không yêu thích mùa hè được nhỉ? Mùa hè ta được nghỉ ngơi thư giãn sau chín tháng học tập căng thẳng. Ta lại còn được đi du lịch biển, leo núi, cắm trại hoặc đến sinh hoạt tại các câu lạc bộ mà mình yêu thích như âm nhạc, nấu ăn, hội họa, thẩm mỹ, … Mùa hè thật hấp dẫn phải không các bạn?

Câu 3: Chúng ta cần tóm tắt văn bản tự sự vì:

   + Để lưu giữ và nhớ lại khi cần thiết.

   + Để giới thiệu ngắn gọn văn bản đó cho người khác biết.

   + Để trích dẫn trong những trường hợp cần thiết.

Muốn tóm tắt văn bản tự sự, cần phải theo đúng trình tự sau:

   + Đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề văn bản.

   + Xác định nội dung chính cần tóm tắt.

   + Sắp xếp nội dung theo một trình tự hợp lí.

   + Viết thành bản tóm tắt.

Câu 4: Việc viết văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm giúp cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn, đồng thời thể hiện được thái độ tình cảm của người kể.

Câu 5: Khi viết (nói) đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm cần chú ý: Yếu tố tự sự là chính, cần lập dàn ý theo nội dung tự sự, khi viết phải luôn bám sát dàn ý đó. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm chỉ có ý nghĩa bổ trợ, có thể đưa vào cho bài văn thêm sinh động nhưng nhưng nên lạm dụng.

Câu 6: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống hàng ngày. Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

Một số văn bản thuyết minh thường gặp:

   + Giới thiệu một sản phẩm mới.

   + Giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử.

   + Giới thiệu tiểu sử một danh nhân, một nhà văn.

   + Giới thiệu một tác phẩm…

Câu 7: Điều kiện để làm văn bản thuyết minh:

   + Xác định đối tượng cần phải được thuyết minh.

   + Xác định rõ phạm vi, tri thức khách quan, khoa học về đối tượng cần được thuyết minh đó.

   + Lựa chọn phương pháp thuyết minh thích hợp.

   + Tìm bố cục thích hợp.

Một số phương pháp thuyết minh sự vật thường gặp:

   + Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.

   + Phương pháp liệt kê.

   + Phương pháp nêu ví dụ.

   + Phương pháp dùng số liệu.

   + Phương pháp so sánh.

   + Phương pháp phân loại, phân tích.

VD: bài “Thông tin về trái đất năm 2000” dùng phương pháp liệt kê, nêu ví dụ phân tích, so sánh dùng trong bài “Ôn dịch thuốc lá“.

Câu 8: Bố cục thường gặp nhất khi làm bài thuyết minh bao gồm ba phần:

– Phần mở đầu

Đây là phần giới thiệu đối tượng cần phải thuyết minh (đồ dùng, sản phẩm, di tích, danh lam thắng cảnh…).

– Phần thân bài

Trình bày một cách chi tiết, cụ thể về các mặt như : cấu tạo, đặc điểm, lợi ích, và những điểm nổi bật khác của đối tượng.

– Phần kết bài

Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.

Câu 9: Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm… mà người viết nêu ra trong bài.

– Tính chất của luận điểm:

   + Chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.

   + Luận điểm là một hệ thống: có luận điểm chính, luận điểm phụ

   + Các luận điểm vừa có sự liên kết chặt chẽ vừa có sự phân biệt với nhau và được sắp xếp theo một trật tự hợp lí.

Ví dụ: Với đề bài “Vì sao chúng ta phải đổi mới phương pháp học tập“, có thể đưa ra một số luận điểm như sau:

   + Phương pháp học tập có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập.

   + Phương pháp học tập cũ (thụ động, máy móc…) hạn chế kết quả học tập.

   + Cần xây dựng phương pháp học tập mới (tích cực, chủ động…) nhằm mang lại hiệu quả cao…

Câu 10:

– Sự kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm trong văn nghị luận:

   + Yếu tố biểu cảm giúp cho văn bản nghị luận có hiệu quả thuyết phục vì nó có tác động tới tình cảm của người nghe.

   + Yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho việc trình bày luận cứ trong văn bản nghị luận được rõ ràng cụ thể và sinh động hơn, làm tăng sức thuyết phục.

– Nếu ví dụ: văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn.

   + yếu tố biểu cảm: thể hiện qua việc tác giả bày tỏ thái độ căm giận sục sôi của mình đối với sự ngạo mạn của bọn giặc và lên án thái độ bàn quan vô trách nhiệm đối với vận nước của các tướng sĩ.

   + Yếu tố tự sự: nêu gương các bậc anh hùng xả thân vì nghĩa trong sử sách và tình cảm gắn bó chủ tướng và tướng sĩ trong quá khứ.

   + Yếu tố miêu tả: là đoạn miêu tả thái độ hống hách ngạo mạn của kẻ thù.

Câu 11: Văn bản tường trình là văn bản dùng để trình bày lại một cách cụ thể, chi tiết những thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra hậu quả để những người có trách nhiệm hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét.

Văn bản thông báo là văn bản dùng để truyền đạt thông tin cụ thể của cơ quan, đoàn thể, người tổ chức đến những người dưới quyền, thành viên đoàn thể, hoặc những ai quan tâm đến nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.

– Văn bản thông báo và văn bản tường trình giống nhau ở chỗ:

   + Đều là những văn bản thuộc loại hành chính

   + Đều có nơi gửi (hoặc người gửi) và nơi nhận (hoặc người nhận).

– Khác nhau:

   + Văn bản thông báo là nhằm truyền đạt thông tin cụ thể của cơ quan, đoàn thể, người tổ chức báo cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể, hoặc những ai quan tâm đến nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.

   + Văn bản tường trình là nhằm để trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra hậu quả cần phải xem xét. Người viết tường trình là người có liên quan đến sự việc. Người nhận tường trình là cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết.

Soạn bài Ôn tập phần làm văn (cực ngắn)

Câu 1 :

– Văn bản cần có tính thống nhất về chủ đề.

– Tính thống nhất của văn bản được thể hiện ở các phương diện:

   + Nhan đề, đề mục, quan hệ giữa các phần trong văn bản.

   + Các từ ngữ then chốt được lặp đi lặp lại.

   + Trong mối quan hệ giữa các phần của văn bản.

Câu 2 :

Đoạn văn a.

   Em rất thích đọc sách, chủ yếu là sách văn học vì văn học khơi dậy trong tâm hồn em một tình thương đồng loại sâu sắc. Mỗi khi cầm và đọc sách Ngữ văn em như thấy một tâm hồn nghệ sĩ đang thổn thức trong trái tim mình. Em thấy vui với niềm vui của nhân vật, buồn cùng nỗi buồn nhân vật và nhập thân vào họ để hiểu cuộc sống thời đại lúc bấy giờ. Văn học đưa em tới một thế giới mà ở đó con người với con người chỉ còn có lòng bao dung, vị tha với nhau. Văn học là nhân học, từ những trang sách ấy, em trở thành một người trưởng thành hơn và nhìn cuộc sống một cách sâu sắc hơn.

Đoạn văn b

   Hè đã về trên quê hương tôi. Sáng sớm, tiếng chim hót líu lo trên ngọn cây khiến tôi không thể chợp mắt được nữa. Phóng đôi mắt qua cửa sổ, tôi nhìn thấy một đàn cò trắng tung cánh trên cánh đồng lúa chín bao la. Ánh nắng đã xuyên qua từng kẽ lá. Đây không phải là cái năng run rẩy, e thẹn nép mình trong cái se lạnh của mùa xuân nữa mà đó là cái nắng màu đào, đậm đà. Trên những cánh đồng lúa chín, lũ trẻ đang thi nhau thả diều xem ai cao hơn, có đứa cưỡi trâu, có đứa bắt châu chấu, có đứa nhảy ùm xuống sông tắm rồi cất lên tiếng cười giòn tan,… Mùa hè thật hấp dẫn.

Câu 3 :

– Chúng ta cần tóm tắt văn bản tự sự vì:

   + Để lưu giữ và nhớ lại khi cần thiết.

   + Để giới thiệu ngắn gọn văn bản đó cho người khác biết.

   + Để trích dẫn trong những trường hợp cần thiết.

– Muốn tóm tắt văn bản tự sự, cần phải theo đúng trình tự sau:

   + Đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề văn bản.

   + Xác định nội dung chính cần tóm tắt.

   + Sắp xếp nội dung theo một trình tự hợp lí.

   + Viết thành bản tóm tắt.

Câu 4 :

Việc viết văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

   + Giúp cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.

   + Thể hiện được thái độ tình cảm của người kể.

Câu 5 :

Cần chú ý:

– Yếu tố tự sự là chính.

– Yếu tố miêu tả và biểu cảm là phụ.

Câu 6 :

Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống hàng ngày cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

Một số văn bản thuyết minh thường gặp:

   + Giới thiệu một sản phẩm mới.

   + Giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử.

   + Giới thiệu tiểu sử một danh nhân, một nhà văn.

   + Giới thiệu một tác phẩm…

   + Giới thiệu một đặc sản địa phương.

Câu 7 :

Điều kiện để làm văn bản thuyết minh:

   + Xác định đối tượng cần phải được thuyết minh.

   + Xác định rõ phạm vi, tri thức khách quan, khoa học về đối tượng cần được thuyết minh đó.

   + Lựa chọn phương pháp thuyết minh thích hợp.

   + Tìm bố cục thích hợp.

Một số phương pháp thuyết minh sự vật thường gặp

   + Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.

   + Phương pháp liệt kê.

   + Phương pháp nêu ví dụ.

   + Phương pháp dùng số liệu.

   + Phương pháp so sánh.

   + Phương pháp phân loại, phân tích.

VD: bài “Thông tin về trái đất năm 2000” dùng phương pháp liệt kê, nêu ví dụ phân tích, so sánh dùng trong bài “Ôn dịch thuốc lá”.

Câu 8 :

Bố cục thường gặp nhất khi làm bài thuyết minh bao gồm ba phần:

– Phần mở bài: giới thiệu đối tượng cần phải thuyết minh (đồ dùng, sản phẩm, di tích, danh lam thắng cảnh…).

– Phần thân bài: Trình bày một cách chi tiết, cụ thể về các mặt như: cấu tạo, đặc điểm, lợi ích, và những điểm nổi bật khác của đối tượng.

– Phần kết bài: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.

Câu 9 :

Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm… mà người viết nêu ra trong bài.

– Tính chất của luận điểm:

   + Chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.

   + Luận điểm là một hệ thống: có luận điểm chính, luận điểm phụ

   + Các luận điểm vừa có sự liên kết chặt chẽ vừa có sự phân biệt với nhau và được sắp xếp theo một trật tự hợp lí.

Câu 10 :

– Sự kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm trong văn nghị luận:

   + Yếu tố biểu cảm giúp cho văn bản nghị luận giúp người đọc, người nghe hình dung ra những đặc điểm, tính chất nổi bật của vật, việc, người hoặc cảnh,…

   + Yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho việc trình bày luận điểm, luận cứ trong văn bản nghị luận được rõ ràng cụ thể và sinh động hơn, làm tăng sức thuyết phục.

– Nếu ví dụ: văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn.

   + yếu tố biểu cảm: thể hiện qua việc tác giả bày tỏ thái độ căm thù giặc và lên án thái độ bàng quan vô trách nhiệm đối với vận nước của các tướng sĩ.

   + Yếu tố tự sự: dẫn chứng những tấm gương các bậc anh hùng xả thân vì nghĩa trong sử sách và tình cảm gắn bó chủ tướng và tướng sĩ trong quá khứ.

   + Yếu tố miêu tả: là đoạn miêu tả thái độ hống hách ngạo mạn của kẻ thù.

Câu 11 :

 

Văn bản tường trìnhVăn bản thông báo

Khái niệm

là văn bản dùng để trình bày lại một cách cụ thể, chi tiết những thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra hậu quả để những người có trách nhiệm hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét.

là văn bản dùng để truyền đạt thông tin cụ thể của cơ quan, đoàn thể, người tổ chức đến những người dưới quyền, thành viên đoàn thể, hoặc những ai quan tâm đến nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.

Giống nhau

+ Đều là những văn bản thuộc loại hành chính

+ Đều có nơi gửi (hoặc người gửi) và nơi nhận (hoặc người nhận).

Khác nhau

Văn bản tường trình là nhằm để trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra hậu quả cần phải xem xét. Người viết tường trình là người có liên quan đến sự việc. Người nhận tường trình là cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết.

Văn bản thông báo là nhằm truyền đạt thông tin cụ thể của cơ quan, đoàn thể, người tổ chức báo cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể, hoặc những ai quan tâm đến nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.

Giải bài tập sách giáo khoa Ngữ văn 8 ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

Mọi chi tiết liên hệ với chúng tôi :
TRUNG TÂM GIA SƯ TÂM TÀI ĐỨC
Các số điện thoại tư vấn cho Phụ Huynh :
Điện Thoại : 091 62 65 673 hoặc 01634 136 810
Các số điện thoại tư vấn cho Gia sư :
Điện thoại : 0902 968 024 hoặc 0908 290 601

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*