Nên chọn chương trình IB, A LEVEL hay AP

5/5 - (1 vote)

Nhìn một cách bao quát, chương trình IB sẽ giúp học sinh phát triển một cách toàn diện nhất. Lí do là vì IB được thiết kế như một chương trình giáo dục toàn diện với tính học thuật chuyên sâu. Không chỉ tập trung vào từng môn học cụ thể, chương trình IB yêu cầu học sinh phải hoàn thành các học phần cốt lõi gồm có khoá học “Lý thuyết Kiến thức” (khóa học tâm lý), “Viết luận Chuyên sâu” (một nghiên cứu lớn được viết dưới dạng luận văn) và tham gia vào các hoạt động “Sáng tạo, Hành động và Phục vụ” như hỗ trợ cộng đồng.

🏫 Các yếu tố nào khác cần cân nhắc trước khi chọn chương trình?

Học sinh muốn học đại học/ cao đẳng ở đâu: Tùy vào từng quốc gia mà mỗi trường Đại học sẽ đánh giá một số chương trình phổ thông nhất định cao hơn các chương trình khác. Lý do chính là vì các trường này hiểu rõ chương trình đó hơn, từ đó đánh giá các ứng viên đã từng học chương trình tương ứng chính xác hơn.

Chi phí học tập và lệ phí thi: Học phí và lệ phí thi sẽ thay đổi tùy vào chương trình học, tuy vậy các chương trình đắt hơn không có nghĩa là chương trình đó tốt hơn hoặc phù hợp với học sinh hơn.

Điểm mạnh của giáo trình: Mỗi chương trình có các điểm mạnh khác nhau. Ví dụ, chương trình A Level chú trọng vào các kì thi (do đó chương trình sẽ chú trọng vào kỹ năng làm bài hơn) trong khi

chương trình IB sẽ chú trọng vào kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện (do đó sẽ chú trọng vào cách học suy luận và khả năng thể hiện ý kiến).

Các hoạt động ngoài giờ: Việc ứng tuyển vào Cao đẳng/ Đại học không chỉ xoay quanh thành tích học tập, do đó các phụ huynh cần lưu ý khi chọn chương trình để chắc rằng trường học đó có hay không việc tạo ra các cơ hội hoạt động ngoài giờ, như thể thao, hội học sinh, hoạt động cộng đồng, nghệ thuật/âm nhạc/kịch cho học sinh.

📖 Lợi thế của mỗi chương trình khi ứng tuyển vào các trường đại học là gì?

Cả ba chương trình IB, AP và A Level đều được đánh giá cao trên con đường vào đại học. Tuy nhiên, học sinh cần cân nhắc lựa chọn chương trình và các môn học phù hợp với yêu cầu của trường đại học cũng như thế mạnh của học sinh.

🖋 Chọn IB

Nếu học sinh chưa chắc chắn về trường Đại học mình sẽ chọn, hay học sinh muốn có nhiều sự lựa chọn hơn, hoặc học sinh muốn nộp vào trường Đại học ở nhiều nước, bao gồm các trường không phải ở Anh Quốc hoặc Hoa Kỳ. IB là hướng đi nên chọn vì nó được công nhận và được giảng dạy trên toàn cầu. Bên cạnh đó, ở hầu hết các trường cấp ba thì bằng IB là một bằng cấp bổ sung vào bên cạnh bằng cấp ba. Một khi đã hoàn thành, học sinh sẽ nhận được bằng cấp ba cùng với bằng Tú tài IB (nếu học sinh đậu tất cả các kỳ thi IB và đạt đủ điều kiện nhận chứng chỉ). Đối với những học sinh lựa chọn IB, mỗi trường Đại học sẽ yêu cầu mức điểm số khác nhau và nhìn chung mức điểm trung bình được chấp nhận là 24 điểm. Các trường Đại học danh tiếng như Cambridge và Oxford sẽ đòi hỏi mức điểm trung bình thấp nhất là 34, và mỗi môn học nâng cao phải đạt từ 6 hoặc 7 điểm.

📝 Chọn A Level

Nếu học sinh đã xác định sẽ du học tại Anh Quốc. Tại Anh Quốc, chương trình A Level là chương trình phổ biến hơn cả. Tất cả các học sinh tại Anh Quốc đều học A Level tại trường cấp ba trước khi vào Đại học và chứng chỉ này cũng là một yêu cầu bắt buộc ở nhiều trường Đại học, mỗi ngành sẽ còn yêu cầu một số môn học khác nhau.

🎓 Chọn AP

Nếu học sinh muốn du học tại một trường Hoa Kỳ. Lý do là vì rất nhiều trường cấp ba của Hoa Kỳ có dạy các khóa AP và các khóa này được công nhận rộng rãi bởi các trường Đại học và Cao đẳng của Hoa Kỳ. Chứng chỉ AP không ảnh hưởng vào khả năng tốt nghiệp cấp ba của học sinh. Học sinh có thể học AP và không đi thi nhưng vẫn được tính vào điểm cấp ba. Ví dụ, học sinh học một lớp AP môn Sinh học, em ấy sẽ được tính điểm sinh học vào điểm cấp ba mà không cần phải thi. Tuy nhiên, nếu em thi AP và đạt điểm cao thì đây sẽ là một điểm nhấn giúp em nổi bật hơn so với các học sinh khác. Với một số trường Đại học và Cao đẳng, điểm AP đủ cao sẽ giúp chuyển đổi điểm vào một vài học phần Đại học cho môn học tương ứng

Mặc dù một vài trường Đại học lớn ở cả Anh và Mỹ đều chấp nhận chứng chỉ của cả ba chương trình nói trên, nhưng sẽ có ít trường ở Mỹ chấp nhận bằng A Level hơn cũng như ít trường ở Anh chấp nhận bằng AP hơn. Trong một vài trường hợp, một số chứng chỉ sẽ không được chấp nhận, không phải vì trường học không chấp nhận chứng chỉ đó, mà hơn cả là vì họ không thực sự hiểu rõ về nó do vậy không thể so sánh với những chứng chỉ khác phổ biến hơn trong cùng quốc gia. Vì vậy, nếu học sinh biết mình muốn học ở đâu cũng như muốn học ngành gì, hãy cẩn thận chọn lựa những chương trình được thừa nhận rộng rãi ở quốc gia đó.

👨‍🎓 Những lưu ý khác

Cũng như nhiều chương trình học tập khác, chương trình IB sẽ không khiến học sinh nổi bật chỉ vì đó là một học sinh IB, thứ khiến em nổi bật là những gì em đã làm được khi theo học IB. Vì vậy, những gì học sinh viết trong bài luận, thời gian tham gia vào các hoạt động cộng đồng… mới là những thứ giúp đơn ứng tuyển nổi bật. Ngay cả trong những khóa học trình độ Chuyên Sâu, một số khóa học sẽ có mức độ khó hơn hẳn những khoá khác.

Nhìn chung, sẽ có các lớp học trình độ Tiêu Chuẩn và Chuyên Sâu để bạn lựa chọn, và một cách giúp bạn nổi bật đó là sự đa dạng của các khoá học mà bạn chọn. Xin được nhắc lại rằng học sinh sẽ không bao giờ muốn lãng phí thời gian vào những thứ mà em ấy không giỏi, mà ngược lại em phải tìm cách để được nổi bật. Lưu ý không phải tất cả mọi môn học đều được chia thành trình độ Chuyên Sâu và trình độ Tiêu Chuẩn. Lấy ví dụ, trường Trung học của tôi có các lớp Tiêu Chuẩn và Chuyên Sâu cho các môn kinh tế, nghệ thuật, tâm lý học, sinh học và toán, tuy nhiên các lớp tiếng Anh chỉ có lớp trình độ Chuyên Sâu, và tất cả học sinh trong chương trình IB đều phải lựa chọn học lớp Tiếng Anh Chuyên Sâu như một yêu cầu bắt buộc dành cho tất cả học sinh.

Đối với những học sinh lựa chọn A Level, học sinh cần phải học ít nhất 3 môn học A level bên cạnh những môn đại cương. Lưu ý là sẽ tốt hơn cho học sinh nếu em chỉ đăng ký 3 môn học và đạt kết quả cao ở cả ba, hơn là học nhiều môn học nhưng đạt kết quả không tốt. Học sinh cũng nên chắc rằng các môn học được lựa chọn không quá giống nhau.

Đối với những học sinh lựa chọn AP, hồ sơ ứng tuyển nổi bật thông thường phải đạt được điểm 3 – 5 trên tất cả các môn thi. Một số trường hàng đầu còn yêu cầu thí sinh phải đạt điểm 5 trên tất cả kì thi để đủ điều kiện công nhận tín chỉ Đại học.

Tuy nhiên, khi ứng tuyển vào Đại học, tất cả các yếu tố đều xoay quanh việc “khiến bản thân trở nên nổi bật”. Ví dụ nếu học sinh nộp hồ sơ vào Harvard, học sinh sẽ cần phải chuẩn bị tâm lý rằng tất cả thí sinh ứng tuyển vào Harvard đều giỏi nhất, có thành tích tốt nhất. Vì vậy, điểm trung bình môn học (GPA) sẽ không phải là thứ giúp học sinh nổi bật. Trên thực tế, có lẽ hội đồng tuyển sinh chỉ nhìn lướt qua để đảm bảo rằng học sinh có điểm trung bình môn đủ tốt, nhưng GPA sẽ không phải là tiêu chí duy nhất để phân loại học sinh. Một lần nữa, ví dụ như ở Harvard, mọi người hẳn đều có điểm số cao nhất lớp.

Tuy vậy, học sinh có thể làm nổi bật bản thân hơn qua cách lựa chọn môn học. Ví dụ, nếu học sinh giỏi các môn khoa học, thì em nên tham gia vào một số bài thi khoa học để nhấn mạnh khả năng của mình trong lĩnh vực này. Còn nếu học sinh có thế mạnh đều ở tất cả các môn học khác nhau, hãy mạnh dạn đăng ký nhiều môn học ở nhiều lĩnh vực để chứng tỏ em là một học sinh toàn diện. Tuy vậy, hãy cẩn trọng khi chọn các môn. Mục tiêu cuối cùng là nên tham gia thi những môn học giỏi nhất và cố gắng đạt kết quả cao nhất có thể. Học sinh sẽ không muốn theo học toán nếu em ấy thật sự không thực sự giỏi ở môn này.

Bên cạnh việc lựa chọn chương trình và môn học phù hợp, học sinh còn phải chú trọng sử dụng thời gian còn lại một cách hợp lý và cố gắng chứng tỏ được bản thân thông qua hồ sơ ứng tuyển. Đó chính là bước quan trọng tiếp theo: không chỉ đơn thuần là cố gắng học tốt và có được kết quả cao ở trường, mà hãy suy nghĩ làm thế nào để khiến bản thân gây được ấn tượng tốt trong số hàng nghìn thí sinh.

Điều cuối cùng, chúng tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa là chương trình học tập không phải là nhân tố duy nhất để làm nên một hồ sơ Đại học thành công. Khi đã lựa chọn chương trình thi phù hợp, điều tiếp theo là lựa chọn trường học: hãy nhìn vào thành tích của trường, theo dõi xem học sinh tại trường có thể vào những Đại học nào, những hoạt động ngoại khoá trường cung cấp và trao đổi thêm với nhân viên tư vấn tuyển sinh. Những điều này sẽ giúp học sinh chọn được chương trình cũng như trường học phù hợp nhất.

📚 Chứng chỉ A-Level là gì?

Chứng chỉ A-level (Advanced Level) là một trong những chứng chỉ học thuật phổ biến và có uy tín cao trên thế giới, được xây dựng và phát triển bởi Hội đồng Khảo thí Anh Quốc (British Council) và các trường THPT Anh Quốc. Chứng chỉ này đánh giá trình độ học thuật của học sinh tại hai cấp độ AS-level (Advanced Subsidiary) và A2-level (Advanced Two), với mỗi cấp độ tương đương với một nửa khối lượng học tập của một chương trình A-level hoàn chỉnh.

Chứng chỉ A-level được chấp nhận tại hầu hết các trường đại học hàng đầu. Với cấu trúc bài thi đa dạng và đòi hỏi năng lực cao, chứng chỉ A-level giúp học sinh phát triển kỹ năng tư duy phản biện, nghiên cứu và giải quyết vấn đề, từ đó nâng cao khả năng học tập toàn diện và chuẩn bị cho những bước tiếp theo trong học vấn và sự nghiệp của mình.

Chứng chỉ A-level được xem là một trong những chứng chỉ học thuật uy tín nhất thế giới, với nhiều năm kinh nghiệm trong việc đào tạo và đánh giá học sinh tại Anh Quốc và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Chứng chỉ A-level được coi là một chuẩn mực quốc tế trong giáo dục và đánh giá năng lực học thuật của các học sinh trước khi họ tiếp tục học tập ở trường đại học hoặc các trường cao đẳng trên thế giới.

🏆 Chứng chỉ IB là gì?

Chứng chỉ IB là viết tắt của “International Baccalaureate”, là chương trình giáo dục quốc tế được thiết kế để đào tạo các học sinh toàn cầu với một chương trình học thuật đa dạng và phong phú. Chứng chỉ IB bao gồm các môn thi cho phép học sinh lựa chọn các môn học phù hợp với sở thích và mục tiêu nghề nghiệp của mình.

Chứng chỉ IB có tính quốc tế cao, được công nhận rộng rãi trên toàn cầu và đánh giá là một trong những chứng chỉ học thuật có uy tín và được công nhận trên toàn cầu, với hơn 5.000 trường học tại hơn 150 quốc gia trên thế giới coong nhận chứng chỉ này. Chứng chỉ IB được coi là sự lựa chọn lý tưởng cho những học sinh có mục tiêu học tập trên toàn cầu và mong muốn tham gia vào các trường đại học hàng đầu trên thế giới.

🧑 Chứng chỉ AP là gì?

Chứng chỉ AP là viết tắt của “Advanced Placement”, là chứng chỉ học thuật cấp trung học được tổ chức bởi Hội đồng Cao đẳng Hoa Kỳ (College Board). Chương trình AP cung cấp cho học sinh trung học một bước ngoặt để tiếp cận giáo dục đại học với việc học các môn học tương đương với các khóa học cấp đại học.

Khi hoàn thành chứng chỉ AP, học sinh sẽ có cơ hội nhận được lời mời ứng tuyển từ nhiều trường đại học, cao đẳng quốc tế có danh tiếng trên toàn cầu với mức học bổng cao. Ngoài ra, học sinh cũng có thể sử dụng chứng chỉ AP để được miễn giảm một số môn học đại học, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí học tập.

Chứng chỉ AP cũng được công nhận trên toàn thế giới, với hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng chứng chỉ này.

💯 So sánh 3 loại chứng chỉ A-Level, IB và AP

📓 Điểm giống nhau

Các chứng chỉ A-level, IB và AP đều là những chứng chỉ đánh giá mức độ hiệu quả trong việc phát triển kỹ năng và kiến thức dành cho học sinh trung học sau khi hoàn thành chương trình học. Dưới đây là một số điểm chung cần lưu ý về ba loại chứng chỉ này:

  • Độ khó cao: Kỳ thi đánh giá của ba loại chứng chỉ đều được đánh giá là có độ khó cao, với các môn thi khá phức tạp, cần các bạn học sinh phải thực sự chuẩn bị kỹ càng để hoàn thành tốt các bài thi này. Ngay từ trong quá trình học tập, chương trình đánh giá của ba loại chứng chỉ này đều đòi hỏi học sinh phải có năng lực học tập tốt và đầu tư nhiều thời gian và công sức cho việc học tập, chú ý đến các vấn đề kiến thức trọng tâm.
  • Là bước đệm cho chương trình đại học: Các kiến thức được đánh giá trong chứng chỉ A-level, IB và AP đều dựa trên các môn học cốt lõi, cung cấp một nền tảng kiến thức và kỹ năng vững chắc để học sinh có thể có những bước chuẩn bị cho tương lai. Với kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm ôn thi ba chứng chỉ này, các em sẽ sớm đạt được những thành tựu trong con đường học tập tương lai.
  • Có giá trị quốc tế: Cả ba chứng chỉ đều được công nhận trên toàn thế giới và có giá trị trong việc nâng cao cơ hội nhập học vào các trường đại học danh tiếng. Ngoài ra, chứng chỉ này cũng có thể sử dụng để tăng cơ hội tuyển dụng của học sinh sau khi tốt nghiệp.
  • Tính đa dạng và linh hoạt: Các chứng chỉ này không chỉ đánh giá kiến thức chuyên môn của học sinh mà còn đánh giá các kỹ năng ứng dụng kiến thức của học sinh. Các kiến thức được đánh giá trong cả ba chứng chỉ này cũng rất phong phú và toàn diện, bao gồm nhiều vấn đề trong học thuật và cuộc sống.

Điểm khác biệt

Mặc dù có một số điểm chung, các chứng chỉ A-level, IB và AP cũng có những điểm khác biệt quan trọng. Sau đây là một số điểm khác biệt chính giữa ba chứng chỉ này:

  • Cấu trúc các môn thi: Trong khi chương trình A-Level tập trung đánh giá các môn học đơn lẻ và học sinh phải chọn 3-4 môn học từ khoảng 25 môn học khác nhau. Chương trình IB bao gồm 6 môn thi bắt buộc bao gồm ngôn ngữ văn học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, toán học và nghệ thuật. Trong đánh giá chứng chỉ AP, học sinh có thể chọn từ hơn 30 môn học khác nhau.
  • Độ khó: Mỗi loại chứng chỉ có độ khó khác nhau. Chương trình IB được coi là chương trình khó nhất trong ba loại bằng, với đòi hỏi cao về kiến thức và kỹ năng học tập. Chương trình A-Level và chương trình AP tập trung vào sự đánh giá kiến thức và kỹ năng chuyên môn cơ bản hơn.
  • Thời gian học tập: Chương trình A-Level kéo dài trong 2 năm, trong khi chương trình IB kéo dài trong 2 năm và bắt buộc phải hoàn thành một dự án lớn tại cuối kỳ. Chương trình AP thường kéo dài trong một năm, nhưng học sinh có thể chọn học tại nhiều thời điểm khác nhau. Để tham gia đánh giá ba loại chứng chỉ A-Level, IB và AP, học sinh đều cần hoàn thành chương trình học phổ thông quốc tế.
  • Phạm vi áp dụng: Chương trình A-Level thường áp dụng tại Anh, các quốc gia thuộc Liên hiệp Anh và một số quốc gia khác. Chương trình IB và AP áp dụng trên toàn thế giới.

Xem thêm

Gia sư IB

12 Top Tips for Success in IB Economics

Nên chọn chương trình IB, A LEVEL hay AP

Các môn học IB