Luyện từ và câu: Câu hỏi và dấu chấm hỏi

5/5 - (1 vote)

Giải bài tập Luyện từ và câu: Câu hỏi và dấu chấm hỏi trang 131 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 3. Đặt một câu hỏi để tự hỏi mình

I. Nhận xét

1. Ghi lại các câu hỏi trong bài tập đọc Người tìm đường lên các vì sao.

Gợi ý:

Con đọc kĩ lại bài đọc để tìm các câu hỏi trong đó.

Trả lời:

Các câu hỏi trong bài tập đọc Người tìm đường lên các vì sao.

– Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay lên được?

– Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách vở và dụng cụ thí nghiệm như thế?

2. Các câu hỏi ấy là của ai và để hỏi ai?

Gợi ý:

Con đặt câu hỏi đó vào trong văn bản để trả lời.

Trả lời:

Câu hỏi:

– “Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?” là của Xi-ôn-cốp-xki tự hỏi mình. 

– “Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách vở và dụng cụ thí nghiệm như thế?” là câu hỏi của một người bạn hỏi Xi-ôn-cốp-xki. 

3. Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi ?

Gợi ý:

Con chú ý đến dấu hiệu cuối câu và chú ý đến các từ để hỏi trong câu.

Trả lời: 

Câu hỏi:

– “Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?” : Dấu hiệu giúp ta nhận ra đó là câu hỏi: Từ Vì sao và dấu chấm hỏi (?) 

– “Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách vở và dụng cụ thí nghiệm như thế?” Dấu hiệu nhận biết là từ thế nào và dấu chấm hỏi (?). 

II. Luyện tập

1.Tìm câu hỏi trong các bài Thưa chuyện với mẹHai bàn tay và ghi vào bảng có mẫu như sau .

Thứ tựCâu hỏiCâu hỏi của ai?Để hỏi ai?Từ nghi vấn
M: 1Con vừa bảo gì?Câu hỏi của mẹĐể hỏi CươngGì 

Gợi ý:

Con tìm các câu hỏi trước rồi điền các phần vào ô tương ứng.

Trả lời:

Thứ tựCâu hỏiCâu hỏi của ai?Để hỏi ai?Từ nghi vấn
1. Thưa chuyện với mẹ?Con vừa bảo gì?Câu hỏi của mẹĐể hỏi Cương
Ai xui con thế?Câu hỏi của mẹĐể hỏi CươngThế
  2. Hai bàn tayAnh có yêu nước không?Câu hỏi của Bác HồHỏi bác LêKhông
Anh có thể giữ bí mật không?Câu hỏi của Bác HồHỏi bác LêKhông
Anh có muốn đi với tôi không?Câu hỏi của Bác HồHỏi bác LêKhông
Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền?Câu hỏi của bác LêHỏi Bác HồĐâu
Anh sẽ đi với tôi chứ?Câu hỏi của Bác HồHỏi bác LêChứ

2. Chọn khoảng 3 câu trong bài Văn hay chữ tốt. Đặt câu hỏi để trao đổi với bạn về các nội dung liên quan đến từng câu.

Gợi ý:

M: Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.

Câu hỏi:

– Thuở đi học, chữ Cao Bá Quát thế nào ?

– Chữ ai xấu?

– Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém ?

– Vì sao nhiều bài văn của Cao Bá Quát dù hay vẫn bị điểm kém ? 

Trả lời:

– Câu: Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì.

Câu hỏi:

+Bà hàng xóm kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát có suy nghĩ gì về lá đơn viết cho bà cụ?

+Văn dù có hay đến đâu mà chữ không ra chữ thì kết cục sẽ thế nào?

– Câu: Mỗi buổi tối ông viết xong mười mấy trang mới chịu đi ngủ.

Câu hỏi:

+Để luyện chữ, mỗi buổi tối Cao Bá Quát đã làm gì?

+Buổi tối phải viết xong bao nhiêu trang ông mới đi ngủ?

– Câu: Chữ viết tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.

Câu hỏi:

+Sau một thời gian luyện tập, chữ viết của ông như thế nào?

+Sau khi chữ viết đã tiến bộ, ông đã làm gì? 

3. Đặt một câu hỏi để tự hỏi mình

M: Mình đã đọc truyện này ở đâu rồi ấy nhỉ?

Gợi ý:

Con suy nghĩ và trả lời.

Trả lời:

Không biết mình để cây bút chì ở đâu?

Bạn này trông quen quá, không biết mình đã gặp ở đâu?

Soạn Tiếng Việt lớp 4 ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

GIA SƯ VĂN

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*