Kinh nghiệm dạy trẻ tự kỷ tại nhà

5/5 - (1 vote)

Cách dạy trẻ tự kỷ bắt âm hiệu quả nhất

So với trẻ bình thường, trẻ tự kỷ thường chậm nói hoặc giao tiếp chậm hơn nhiều. Vậy nên, rất nhiều bậc phụ huynh tìm đến nhiều cách dạy trẻ tự kỷ bắt âm với mong muốn cải thiện tình trạng chậm nói, chậm giao tiếp ở trẻ.

Khuyến khích trẻ giao tiếp

Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ em sẽ học được nhiều điều, trong đó có cả học nói, tăng khả năng tò mò tìm hiểu mọi thứ xung quanh. Các bậc phụ huynh hãy cho trẻ chơi những trò chơi mà trẻ hứng thú. Ví dụ như trò chơi kiến bò: cha mẹ di chuyển tay trên người trẻ kết hợp hát hoặc đọc thơ vui, tạo tình huống dừng lại bất ngờ và quan sát phản ứng của trẻ.

Trờ chơi kiến bò sẽ thúc đẩy trẻ có nhu cầu giao tiếp bằng việc nếu trẻ muốn chơi nữa phải tự bắt lấy tay cha mẹ để đòi chơi. Lúc này, cha mẹ hãy nói “nữa hả” hoặc “có phải con muốn chơi tiếp không” để giúp trẻ học theo ngôn ngữ.

Ngoài trò chơi kiến bò, người thân của trẻ tự kỷ hãy tìm ra những trò chơi khác mà trẻ thích và thử thêm các hoạt động khác như hát, đọc thuộc các bài thơ… để thúc đẩy khả năng tương tác xã hội của trẻ.

Để trẻ tự kỷ nhanh bắt âm, hãy khuyến khích trẻ giao tiếp

Tập trung vào cử chỉ

Nền tảng của sự phát triển ngôn ngữ sẽ được xây dựng từ cử chỉ và hành động giao tiếp bằng mắt. Vậy nên cha mẹ hãy khuyến khích trẻ thực hiện cử chỉ bằng cách làm mẫu. Chẳng hạn, vừa nói “có” vừa gật đầu, vừa nói “không” vừa lắc đầu.

Phụ huynh nên giao tiếp bằng mắt khi nói chuyện với trẻ tự kỷ, đứng trước mặt trẻ để trẻ dễ dàng nhìn và nghe thấy điều bạn nói.

Bắt chước hành động của trẻ

Khi giáo viên, người thân bắt chước âm thanh và hành động của trẻ tự kỷ sẽ thúc đẩy trẻ phát âm và tương tác nhiều hơn cũng như giúp trẻ cố gắng bắt chước bạn. Lưu ý, chỉ nên bắt chước trẻ khi trẻ nói đúng và có hành vi tích cực.

Trường hợp trẻ nói sai, làm sai, cha mẹ cần nhắc lại nhiều lần theo cách đúng để trẻ bắt chước lại.

Tạo cơ hội cho trẻ nói chuyện

Cách dạy trẻ tự kỷ bắt âm không thể thiếu chính là việc cha mẹ cần tạo cho trẻ nhiều cơ hội giao tiếp ngay cả khi trẻ không nói. Khi thấy trẻ muốn một thứ gì đó hoặc khi cha mẹ đặt câu hỏi, hãy dừng lại vài giây và nhìn vào mắt trẻ để cho thấy trẻ cần phải trả lời.

Đối với bất kỳ âm thanh và cử chỉ nào của trẻ tự kỷ, cha mẹ cũng cần quan sát, theo dõi và phản ứng kịp thời để phản hồi nhanh chóng, giúp trẻ cảm nhận được sức mạnh giao tiếp.

Cách dạy trẻ tự kỷ bắt âm bằng việc đơn giản hóa ngôn ngữ của bạn

Để giúp trẻ tự kỷ dễ hiểu và bắt chước ngôn ngữ nói, cha mẹ cần sử dụng những từ ngữ đơn giản khi trò chuyện với trẻ. Cách dạy trẻ tự kỷ bắt âm này được nhiều chuyên gia khuyến khích cần thực hiện mỗi ngày.

Trước tiên, cha mẹ chỉ nên sử dụng từ đơn như nước, ăn, ngủ, lấy… khi thực hiện các hành động tương ứng.

Nói về những gì trẻ quan tâm

Trẻ tự kỷ cũng có sự quan tâm đối với một lĩnh vực cụ thể nào đó nên cha mẹ hãy tận dụng sở thích của trẻ để cùng trẻ nói về chủ đề đó, thay vì làm gián đoạn hoặc ngăn cản trẻ.

Trò chuyện với trẻ về chủ đề trẻ hứng thú

Kiên trì, nỗ lực nói chuyện với trẻ trong quá trình giúp trẻ tự kỷ bắt âm

Ban đầu, có thể sẽ khó khăn khi trò chuyện với trẻ tự kỷ vì thái độ không quan tâm, từ chối giao tiếp với người đối diện của trẻ. Nhưng cha mẹ cũng đừng vì trẻ không thích, hoặc không muốn nói chuyện mà từ bỏ, điều đó chính là những khó khăn mà trẻ tự kỷ đang gặp phải, cần được cha mẹ hỗ trợ.

Các bậc phụ huynh có con bị tự kỷ cần thật sự kiên trì, không nóng vội và nản chí khi dạy trẻ tự kỷ bắt âm. Luôn dành thời gian cho con, trò chuyện với con mỗi ngày là cách dạy trẻ tự kỷ bắt âm hiệu quả. Bằng cách này, trẻ còn cảm nhận được sự quan tâm, tình cảm ấm áp của cha mẹ.  

Quá trình dạy trẻ tự kỷ bắt âm không phải ngày một ngày hai mà cần rất nhiều thời gian, cần sự gắn kết và đồng hành giữa chuyên gia, nhà trường và gia đình.

Chú ý tới những sở thích và điều con quan tâm

Dạy trẻ tự kỷ học cách nghe

Để gia tăng sự chú ý của trẻ, hãy sử dụng các dấu hiệu như chạm vào tai để “nghe” và chạm vào má để “nhìn”.

Để bắt đầu nói chuyện với trẻ, hãy gọi tên trẻ và đảm bảo trẻ có khả năng hiểu được câu gọi tên đó.

Hãy cố gắng giảm bớt tiếng ồn xung quanh hoặc những điều gây mất tập trung khi làm việc hoặc chơi với trẻ. Ở bên cạnh trẻ nên nói những điều liên quan đến thời gian (lúc ăn, lúc tắm, lúc ngủ) hoặc hát nhẹ nhàng những bài hát quen thuộc mỗi ngày.

Nên giới thiệu cho trẻ các tiếng động khác nhau và cường độ khác nhau của một loạt các âm thanh. Sử dụng âm nhạc và các động tác sẽ giúp bạn giao lưu với trẻ tốt hơn. Đừng quên khuyến khích trẻ phối hợp, nhảy hoặc lắc lư theo đúng nhịp của điệu nhạc, bạn có thể nhấc bổng, nhảy hoặc quay tròn trẻ.

Hãy sử dụng các câu như “quá ồn” hoặc “vặn khẽ đi” khi đã kiểm soát được mức độ tiếng động cho trẻ. Hãy động viên trẻ khi trẻ bắt chước điều bạn nói nếu trẻ đã có thể tự sử dụng được các từ như vậy.

Dạy trẻ tự kỷ bằng cách giao tiếp bằng mắt

Dạy trẻ tự kỷ theo phương pháp nhìn – mặt đối mặt

– Hãy dùng mọi cách có thể từ cách nhìn, nghe, sờ mó để tạo nên mối quan hệ với trẻ. Hãy đứng trức tầm nhìn của trẻ và gọi trẻ khi muốn trẻ nhìn bạn.

– Sờ vào má trẻ và từ từ quay đầu trẻ về phía bạn, gọi tên trẻ khi trẻ nghe nếu muốn trẻ giúp đỡ bạn. Hãy khuyến khích trẻ tập nhận biết vẻ mặt, ngón chân, ngón tay của con người thông qua việc chơi các trò chơi và hát bài hát nhấn mạnh những bộ phận của cơ thể. Khi thấy trẻ quan tâm đến bất kỳ một đồ vật nào, hãy sử dụng đồ vật đó để thu hút sự chú ý của trẻ.

– Khi chơi với trẻ tự kỷ, hãy cố gắng giao tiếp bằng mắt, nếu trẻ nhìn bạn, hãy coi đó là dấu hiệu để kêu gọi, bạn có thể phát triển thành trò chơi quay người lại để nói chuyện. Hãy cố gắng đừng ngượng nghịu khi trẻ nhìn chằm chằm, hãy quay lưng lại, chớp lấy cái nhìn của trẻ, sau đó nhìn đi chỗ khác, một lúc sau nhìn lại một cách tự nhiên. Hoặc chơi trò đuổi bắt, chơi trò chạy, dừng lại với câu nói: “chuẩn bị, sẵn sàng” sau đó ra hiệu “chạy”, khuyến khích trẻ nhìn bạn khi chạy.

– Để thu hút sự chú ý của trẻ, hãy vỗ nhẹ vào tay, lưng, vai của trẻ một cách kiên quyết. Muốn chỉ cho trẻ thấy cái bạn dấu trong tay, hãy lấy cái gì đó đằng sau bạn để chỉ cho trẻ hoặc xòe tay bạn ra để chỉ cho trẻ.

Thu hút sự chú ý khi dạy trẻ tự kỷ

– Hãy chú ý đến trẻ và nhận xét những điều trẻ đang làm dù cho bạn có thể nhận được rất ít phản ứng từ trẻ. Hãy liên hệ giữa điều bạn khen ngợi với các dấu hiệu ảnh hưởng trực tiếp tới việc trẻ đang làm.

– Hãy chọn và làm những điều mà bạn cho rằng trẻ có thể thấy thích thú để làm cho sự hiện diện của bạn rõ ràng và lý thú hơn, hãy. Để thu hút sự chú ý của trẻ, hãy mang những việc bạn đang làm đến gần trẻ. Cố gắng giúp trẻ hiểu ý nghĩa của cử chỉ và hành động khi bạn và trẻ đang chơi ở ngoài, mỗi khi chỉ một vật hãy nói một cách đơn giản về những điều mà bạn và trẻ đang nói tới.

– Hãy cầm lấy vật trẻ muốn đưa cho bạn nếu trẻ đang đứng trước bạn với một món đồ chơi với các cử chỉ như muốn khoe hoặc đưa cho bạn. Hãy cho trẻ thấy là bạn đang chia sẻ với trẻ bằng cách thể hiện một sự thích thú và nói về vật trẻ đưa cho bạn trước khi trả lại cho trẻ.

– Hãy để cho trẻ chỉ cho cả người khác điều mà bạn và trẻ cùng làm khi trẻ đã thành thục.

– Hãy động viên trẻ khoe về điều trẻ đã làm xong với mọi người xung quanh.

– Hãy dạy trẻ cách khoe một vật với người khác bằng những mệnh lệnh đơn giản như “Khoe với bố đi”.

Dạy trẻ tự kỷ bắt chước việc tạo ra các âm thanh

– Hãy cho trẻ chơi các trò chơi như thổi bong bóng, thổi bóng bay hoặc các mảnh giấy nhỏ để giúp trẻ lấy hơi.

– Khuyến khích trẻ hoạt động môi bằng cách thực hiện biến đổi khuôn mặt, thay đổi hình dạng môi của bạn để trẻ bắt chước. Hãy thè lưỡi ra và thụt lưỡi vào, quan sát xem trẻ có bắt chước bạn hay không.

– Hãy thử các động tác liếm kẹo mút hoặc sử dụng các tờ giấy có độ dính để làm ví dụ nhằm khuyến khích trẻ sử dụng đầu lưỡi.

– Sử dụng các trò chơi hành động âm thanh như con vẹt biết nói, con nhộng trong quả táo để khuyến khích trẻ sử dụng giọng nói của trẻ.

– Để kích thích sự chú ý của trẻ, bạn hãy sử dụng âm vực cao hơn hoặc thấp hơn, mạnh hơn hoặc êm ái hơn. Khuyến khích trẻ tiếp thu và đối thoại bằng cách bắt chước các âm thanh do trẻ tạo ra càng giống càng tốt.

Giúp trẻ hiểu các cử chỉ

– Thực hiện cùng một cử chỉ, hãy cố gắng nhấn mạnh trong cùng một tình huống nhiều lần.

– Hãy giới thiệu các cử chỉ vào các công việc hàng ngày để cho trẻ tập làm quen. Chẳng hạn như vừa nói “con lại đây” vừa “gật đầu”, dùng các cử chỉ này vào các thời điểm khác nhau và vị trí khác nhau để trẻ quen dần.

– Chỉ cho bé những vật mà bé đã sẵn sàng nhìn vào trong khi bạn nói về vật đó để dạy cho trẻ về chỉ trỏ.

– Hãy chỉ một vật gần ánh mắt của trẻ và cố gắng để trẻ nhìn vào vật đó. Chạm vào vật đó và dịch chuyển vật đó theo tầm nhìn của trẻ.

– Hãy sử dụng các trò chơi xếp hình nếu trẻ thích, hãy chỉ ra các mảnh xếp hình sắp tới phải được đặt vào đâu hoặc mảnh nào sau đó sẽ cần sử dụng. Trong khi tay bạn đang chỉ, hãy sử dụng thêm các câu như “ở chỗ này”, “ở trong này”, “cái này”, “vào đây”…

– Để trẻ tách rời ngón tay trỏ hãy thực hiện nhiều hành động với trẻ, ví dụ quay số điện thoại, bật và tắt các nút, vẽ trên cát và sơn ngón tay.

– Nắm lấy cánh tay đã vươn dài của trẻ và nắn ngón tay của trẻ về phía về một điểm để trẻ có thể chạm vào vật mà trẻ muốn với lấy.

– Đưa ra hai loại đồ ăn, hai loại đồ uống hay hai loại đồ chơi để dạy trẻ cách lựa chọn. Khi trẻ với loại trẻ thích, thì đặt loại khác xuống.

– Hãy cố gắng chơi lần lượt để trẻ nhìn thấy bạn đang chỉ trỏ và học cách hiểu các ý nghĩa trong hành động của bạn trong bất cứ trò chơi nào bạn tiến hành với trẻ.

Dạy trẻ tự kỷ thể hiện bằng mọi cách

– Hãy phóng đại mọi cử chỉ và biểu hiện của bạn, đừng ngại để có dáng vẻ vô cùng ngạc nhiên, vô cùng vui vẻ hoặc buồn bã để thể hiện rõ ràng cho trẻ thấy.

– Nếu trẻ có thể hiểu được một số ngôn ngữ hãy nói “Nào hãy nhìn mặt mẹ” và nói với bé ý nghĩa sự biểu hiện trên khuôn mặt bạn.

– Hãy cùng bé nhìn vào một tấm gương và và tạo ra các khuôn mặt khác nhau.

– Có thể sưu tập các bức ảnh với biểu cảm khuôn mặt khác nhau và hỏi trẻ “hãy tìm ra khuôn mặt vui vẻ” hoặc “người nào là người buồn bực. Hoặc dán hình vẽ các nét biểu cảm trên khuôn mặt ở xung quanh để trẻ nhớ rõ hơn.

Dạy trẻ tự kỷ học các từ và ý nghĩa

– Hãy sử dụng các điều quan tâm của trẻ để bắt đầu cho dạy trẻ tự kỷ học từ mới, đây cũng là cách để dạy trẻ tự kỷ học nói.

– Thêm từ vào những gì trẻ nói. Khi trẻ nói “nước”, bạn có thể nói “uống nước” hoặc “con uống nước”. Việc mở rộng vốn từ sẽ giúp trẻ có khả năng ghép các từ và trẻ tự kỷ học nói tốt hơn. Hãy tận dụng tất cả các tình huống trong ngày để cung cấp vốn từ cho trẻ.

– Khuyến khích để trẻ nói các từ trong việc yêu cầu các vật mà trẻ muốn, nhưng trước tiên hãy để trẻ nhắc lại các từ bạn nói. Bạn cũng có thể giúp trẻ sử dụng các từ “thêm nữa”, “một lần nữa” là các từ mà trẻ có thể sử dụng trong rất nhiều tình huống, ví dụ bé muốn thêm đồ ăn, đồ uống… Điều này tạo điều kiện cho bạn nói rất nhiều các cụm từ ngắn khác nhau để cho trẻ bắt chước.

– Dạy trẻ nói “không” khi trẻ không muốn điều nào đó, bạn sẽ giúp trẻ để thực hiện các lựa chọn.

Dạy trẻ tự kỷ sử dụng từ ngữ nhiều hơn các ký hiệu

Hãy phản ứng như thể là trẻ đang nói với bạn mỗi khi trẻ gọi tên đồ vật. Hãy cầm lấy vật và giữ lấy vật đó để cho trẻ thấy vật đó và khuôn mặt của bạn khi đó bạn nên nhắc lại tên của vật đó.

Khuyến khích trẻ nói các từ thay vì các dấu hiệu, sử dụng các đồ chơi và vật thể mà trẻ có thể gọi được tên. Tích cực sử dụng các từ thuộc về hành động trong khi bạn đang làm cho các đồ chơi cũng hành động nhưu vậy, ví dụ: đi, nhảy, ngủ…

Dạy trẻ tự kỷ hiểu ngôn ngữ

Quan sát kỹ các kiểu tình huống trẻ phản ứng được khi mọi người nói và cố gắng sử dụng cùng một từ cho cùng một tình huống. Đối với các trường hợp thường xuyên xảy ra, hãy làm một thống kê các cụm từ toàn thể gia đình cần dùng và chỉ sử dụng các cụm từ trên trong các thời điểm mà việc sử dụng chúng có ý nghĩa.

Để thu hút sự chú ý của trẻ lúc bạn bắt đầu nói, hãy sử dụng tên của trẻ, sử dụng các vật thể để nói cho trẻ việc gì xảy ra, luôn giữa cùng một vật thể để trẻ học được cách dự đoán cái gì sẽ xảy ra.

Khi đặt câu hỏi, hãy tạo điều kiện về thời gian để trẻ đưa ra câu trả lời, làm các công việc được yêu cầu hoặc nghĩ những điều phải nói. Nên nhớ phải kết nối các việc theo đúng một trình tự nếu bạn yêu cầu trẻ làm.

Kinh nghiệm dạy trẻ tự kỷ tại nhà phụ huynh cần nhớ

Không có một chiến lược can thiệp phù hợp với tất cả trẻ tự kỷ và vì thế, ba mẹ cần tìm hiểu rõ sở thích, lợi thế của con mình để tìm ra phương hướng can thiệp phù hợp. Dưới đây là 7 kinh nghiệm dạy trẻ tự kỷ tại nhà được nhiều phụ huynh đúc kết trong quá trình can thiệp.

Tạo môi trường có cấu trúc

Trẻ tự kỷ cảm thấy thoải mái hơn khi chúng ở trong một môi trường quen thuộc với cấu trúc rõ ràng và không có sự thay đổi. Sự lặp lại này giúp giảm căng thẳng và tăng cường khả năng học hỏi cho trẻ. Khi bắt đầu một mục tiêu mới, bạn hãy tạo danh sách các bước phải làm tương ứng với một bức tranh và cố gắng hoàn thành theo thứ tự để thiết lập thói quen cho trẻ.

Gọi tên trẻ

Trước khi dạy trẻ, bạn cần gọi tên trẻ, lặp lại việc này thường xuyên để lôi kéo sự chú ý và giúp trẻ nhận ra bản thân, tăng khả năng đáp ứng khi ba mẹ gọi.

Gọi tên trẻ trong mọi hoạt động, từ chơi trò chơi hoặc sai việc. Ví dụ: “Bi. Đưa mẹ bóng”

Ngang tầm mắt

Kinh nghiệm dạy trẻ tự kỷ tại nhà hiệu quả là phải ngồi ngang tầm mắt. Điều này sẽ tạo điều kiện cho trẻ nhìn vào mắt người đối diện, duy trì tần suất và thời gian giao tiếp mắt khi có cơ hội.

Tập ngồi

Trẻ tự kỷ dễ mất tập trung và khả năng chú ý không cao. Vì vậy, bạn cần cho trẻ tập ngồi, từ đó giúp chúng hoàn thành được nhiệm vụ, biết chờ đợi và biết cách chơi lần lượt. Khi cho trẻ tập ngồi, cần tránh, loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng và mất tập trung như: Tiếng ồn (tivi, chuông điện thoại, tiếng nói chuyện), những đồ chơi xung quanh (gọn gàng, tránh ở trong tầm nhìn của trẻ). Vị trí ngồi nên là một góc hẹp và trẻ khó có thể di chuyển được.

Sử dụng hình ảnh trực quan

Trẻ nhỏ học mọi thứ qua những gì chúng nhìn thấy, kể cả các em bé tự kỷ. Hình ảnh trực quan giúp trẻ hiểu thông tin từ môi trường được chính xác hơn, bù đắp những khó khăn khi xử lí các thông tin bằng thính giác. Điều này cũng giúp trẻ kiểm soát hành vi của mình và phát triển các kỹ năng khác như: Tự phục vụ, phát triển, hiểu và thể hiện cảm xúc.

Hình ảnh trực quan có thể là: Ảnh thật, ảnh biểu tượng, video, các cử chỉ điệu bộ, ánh mắt, nét mặt của người lớn.

Tự kỷ

Gia sư trẻ tự kỷ

Dạy trẻ tự kỷ kỹ năng giao tiếp xã hội

Kinh nghiệm dạy trẻ tự kỷ tại nhà

Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*