Mục lục bài viết
Người lớn học đàn Tranh có khó không?
Đối với những người mới bắt đầu học đàn tranh với nền tảng số 0 thì việc bắt đầu tương đối dễ dàng, dù chưa có nhiều nền tảng âm nhạc thì sau một thời gian học cũng rất dễ dàng bắt đầu với đàn tranh.
Người lớn học đàn tranh thực sự không khó. Trong số rất nhiều nhạc cụ truyền thống của Việt Nam, đàn tranh là nhạc cụ dễ học nhất. So với piano, violin hoặc sáo, người mới bắt đầu phải luyện tập trong vài tháng. Đối với người mới bắt đầu học đàn tranh không có nền tảng cơ bản thì đàn tranh tương đối dễ bắt đầu, dù chưa có nhiều nền tảng âm nhạc thì sau một thời gian học cũng có thể chơi được, nếu được học những kỹ năng cơ bản thì bạn có thể chơi một số giai điệu. Có lẽ chỉ qua một đoạn ngắn- học thuật ngữ, người mới bắt đầu đã có thể nhanh chóng cảm nhận được một số cảm giác âm nhạc.
Đàn tranh dễ học là do đâu
Tại sao đàn tranh lại được coi là nhạc cụ khá là dễ học?
- Lý do vì đàn tranh có nhiều dây và được chia cung quãng rất là rõ ràng. Việc chia cung quãng rõ ràng giúp cho người học rất nhanh có thể tiếp cận với đàn tranh.
- Đàn tranh không có quá nhiều kỹ thuật khó. Và để chơi được 1 bài thì không nhất thiết là phải giỏi các kỹ thuật. Đôi khi một người mới học chỉ cần gẩy không chưa cần kỹ thuật là đã có thể ra được giai điệu bài hát.
- Chi phí để đầu tư 1 cây đàn tranh để học là không phải quá đắt như piano, organ, …
Có bao nhiêu loại đàn tranh và người mới học chơi nên chọn loại đàn tranh nào?
Đàn tranh có 2 loại là đàn tranh Trung Quốc hay còn gọi là guzheng, và loại thứ 2 là đàn tranh Việt Nam.
2 Loại đàn tranh này có đặc điểm già khác nhau?
- Đàn tranh trung quốc sẽ có kích cỡ to hơn đàn tranh Việt Nam và thường sẽ có nhiều dây hơn đàn tranh Việt Nam.
- Tiếng của đàn tranh trung quốc sẽ trầm và ấm hơn đàn tranh Việt Nam.
- Tiếng của đàn tranh Việt Nam sẽ thanh cao, thánh thót hơn đàn tranh trung quốc.
- Đàn tranh Việt Nam mang đi mang lại tiện hơn đàn tranh trung quốc nên thường được các nghệ sĩ ưu tiên sử dụng và biểu diễn.
Đàn tranh Việt Nam có thể chơi được nhạc trung quốc không và ngược lại?
Tất cả các loại nhạc cụ đều dựa trên nhạc lý để chơi nhạc. Vậy nên đàn tranh việt nam hay đàn tranh trung quốc đều có thể chơi được nhạc trung quốc hay nhạc Việt Nam. Nhưng giai điệu của 2 loại đàn này sẽ hơi khác nhau 1 chút.
Đàn tranh có bao nhiêu dây và nên chọn đàn tranh bao nhiêu dây nào?
Đàn tranh Việt Nam phổ biến có 2 loại là đàn tranh 17 dây và đàn tranh 19 dây. Với số dây càng nhiều thì số quãng lại càng rộng dẫn đến chúng ta có thể sử dụng để chơi nhiều loại nhạc hơn. Nhưng sao lại có rất nhiều nghệ sĩ sử dụng 17 dây và 19 dây thay vì dùng 22 dây hay 24 dây.
Ở đây chúng ta nên hiểu là có những quãng trên nhạc lý rất ít khi sử dụng, và có những quãng gần như không sử dụng và không được các nhạc sĩ sử dụng để viết nhạc và phù hợp với nhiều loại nhạc cụ khác chứ không riêng đàn tranh. Vậy nên chỉ cần đến 19 dây và 17 dây là có thể đủ để chơi hết các bản nhạc. Đây cũng là lý do vì sao mà 19 dây và 17 dây lại được sử dụng nhiều. Vậy khi nào sử dụng 17 dây và khi nào sử dụng 19 dây.
- Đàn 17 dây thường được sử dụng độc tấu hay còn gọi là solo vì tiếng đàn thánh thót và vang. Vậy nên nếu các bạn để ý thì rất nhiều video chơi đàn tranh họ solo thì sẽ sử dụng đàn 17 dây. Vì trong 1 ban nhạc thì tiếng đàn 17 dây sẽ cao hơn và thoát được tiếng so với các loại nhạc cụ khác. Từ đó khi solo tiếng đàn mới có thể nổi bật được trên ca khúc.
- Đàn 19 dây thường được sử dụng để độc tấu cũng như hòa tấu. Âm của cây đàn 19 sẽ ấm hơn cây đàn tranh 17 dây. Việc sử dụng đàn 19 dây âm sẽ ấm hơn và nhẹ nhàng hơn để không làm mất đi bản sắc của các loại nhạc cụ khác. Vậy nên người ta ít khi sử dụng đàn 19 dây để solo so với đàn 17 dây.
Lời khuyên cho những người tự học đàn tranh
Việc tự học đàn tranh hay bất cứ loại nhạc cụ nào đều phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau:
- Cần nghiên cứu sách vở liên quan đến nhạc cụ mình muốn học và tuân thủ theo phương pháp đã được hướng dẫn.
- Đừng học vội vàng, đừng thấy dễ mà đọc qua loa, không đi vào chi tiết.
- Hãy kiên nhẫn và luyện tập thường xuyên, mọi thành công đều bắt nguồn từ sự nổ lực từng ngày.
- Phải phối kết hợp giữa lý thuyết và thực hành đều đặn.
Đối với tự học đàn tranh, điều cần thiết là ta phải nắm rõ về cấu tạo cũng như các chức năng của cây đàn, để hiểu và biết được bộ phận nào nắm vai trò tạo âm thanh. Để tự học đàn tranh được hiểu quả, ta phải dành thời gian nghiên cứu và thực hiện theo các phương pháp được giới thiệu. Cái khó đối với những người tự học đàn tranh là không có ai hướng dẫn, chỉ dạy vì vậy, họ phải tự mình nghiên cứu mọi thứ, luôn lấy sách vở làm căn bản kiến thức. Tuy nhiên, việc tự học đàn tranh trong thời buổi hiện nay cũng có những thuận lợi nhất định. Có nhiều nghệ sĩ mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng biểu diễn trên mạng xã hội, họ như những người thầy chỉ dạy từ những bức cơ bản đến phức tạp trong các chơi đàn tranh. Vì vậy, những người tự học đàn tranh cũng có thêm một nguồn thông tin hữu hiệu để tham khảo và tìm hiểu thêm.
Dù là tự học đàn tranh hay bất cứ loại nhạc cụ gì, điều tất yếu mà những người học cần có là sự chăm chỉ, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, dành thời gian luyện tập hàng ngày. Bạn có thể trở thành một nghệ sĩ đàn tranh chuyên nghiệp từ việc tự học đàn tranh hay không phụ thuộc vào phương pháp và thái độ học của bạn đối với nhạc cụ này. Dù cho bạn tự học đàn tranh hay đến các trung tâm theo cách khóa học dành riêng cho đàn tranh, nhưng nếu bạn không đủ quyết tâm, không đủ đam mê, bạn sẽ không bao giờ trở thành người nghệ sĩ thực thụ.
Leave a Reply