Hành động nói tiếp theo

5/5 - (1 vote)

Soạn bài Hành động nói (Tiếp theo) (siêu ngắn)

I. Cách thực hiện hành động nói

Câu 1 (trang 70 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Đánh dấu thích hợp (-), (+) vào bảng.

Mục đích12345
Hỏi
Trình bày+++
Điều khiển++
Hứa hẹn
Bộc lộ cảm xúc

2. Bảng trình bày quan hệ giữa các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật với một số kiểu hành động nói:

Tóm tắt

Kiểu câuKiểu hành độngVí dụ
Trần thuậtTrình bày, hứa hẹn1. Tôi vừa làm xong bài tập.2. Tôi sẽ làm xong bài tập.
Nghi vấnHỏiTôi nên làm bài tập hay đi chơi nhỉ?
Cầu khiếnĐiều khiểnCậu hãy làm xong bài tập rồi hẵng đi chơi.
Cảm thánBộc lộ cảm xúcÔi, vui quá, tôi xong hết bài tập rồi!

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 71 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

– “Từ xưa các bậc … không có ?”

Mục đích: Hỏi để khẳng định. Câu này nhằm khẳng định đời xưa lúc nào cũng có những bậc trung thần nghĩa sĩ vì nước.

– “Lúc bấy giờ … muốn vui vẻ … không ?”

Mục đích: Hỏi để phủ định. Câu hỏi có giá trị đánh thức tinh thần diệt giặc còn bị ngủ quên trong các tướng sĩ.

– “Lúc bấy giờ … không muốn vui vẻ… không ?”

Mục đích: Hỏi để khẳng định. Ông chỉ ra những việc đúng nên làm và viễn cảnh được cả chung lẫn riêng nếu ta chiến đấu thắng lợi. Lúc đó không muốn vui cũng không thể được, đấy là điều chắc chắn cần phải khẳng định.

– “Vì sao vậy ?”

Mục đích: Hỏi để giải thích. Sau câu hỏi này là câu trả lời vì sao phải chuyên tâm vào tập sách “Binh thư yếu lược”, phải nghe lời răn của tác giả.

– Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên … trời đất nữa?

Mục đích: Hỏi để khẳng định. Khẳng định sự nhục nhã đớn hèn, xấu xa của những kẻ không biết rửa nhục, không biết đớn hèn, không lo luyện tập.

Câu 2 (trang 71 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Những câu trần thuật có mục đích cầu khiến của Hồ Chí Minh:

a, Đoạn 1

– Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi.

– Quân và dân miền Bắc quyết ra sức thi đua yêu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm trong nghĩa vụ của mình đối với đồng bào miền Nam ruột thịt.

Mục đích: là lời cổ vũ, động viên đồng bào cả nước đứng lên đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

b, Đoạn 2

– Điều mong muốn cuối cùng của tôi… cách mạng thế giới.

Thể hiện sự mong mỏi của Bác mong muốn Đảng và nhân dân phấn đấu để xây dựng đất nước. Khích lệ, động viên tinh thần của nhân dân ta.

Câu 3 (trang 72 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

– Các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn là:

 + Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

 + Anh đã nghĩ thương em như thế này thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh., phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…

 + Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

– Các câu trên thể hiện khá rõ tính cách của các nhân vật: Dế Choắt yếu đuối, lịch sự, khiêm nhường; Dế Mèn huênh hoang, trịch thượng.

Câu 4 (trang 72 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Trong các câu hỏi đường, nên dùng những cách : a, b, e.

Câu 5 (trang 32 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Trong những hành động đó, người nghe nên chọn hành động : c

Soạn bài Hành động nói (tiếp theo) (ngắn nhất)

I. Cách thực hiện hành động nói

Câu 1:

Câu 2:

II. Luyện tập

Câu 1: Các câu nghi vấn trong bài Hịch tướng sĩ:

Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?

Mục đích: khẳng định không thể vui vẻ được.

Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không?

Mục đích: khẳng định không thể không vui vẻ được.

Vì sao vậy?

Mục đích: nêu vấn đề để giải thích.

Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?

Mục đích: khẳng định sự nhục nhã đớn hèn, xấu xa của những kẻ không biết rửa nhục, không biết đớn hèn, không lo luyện tập Binh thư yếu lược.

Câu 2:

a. Những câu trần thuật có mục đích cầu khiến:

– Câu 2, 4 trong đoạn a.

– Câu 2 trong đoạn b.

b. Tác dụng của hình thức diễn đạt đó trong việc động viên quần chúng: những lời đó không có tính hô hào mà tạo được sự giản dị, gần gũi những lời tâm sự, dễ đi vào lòng người. Từ đó, hiệu quả khích lệ động viên quần chúng sẽ được nâng cao.

Câu 3: Các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn là:

Song, anh có cho phép em mới dám nói.

(Lời nói khiêm nhường, nhã nhặn).

Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

(Lời nói bề trên, hách dịch).

Anh đã nghĩ thương em như thế này thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh., phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang …

(Lời đề nghị nhã nhặn, lịch sự).

Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

(Lời mắng nhiếc mang tính hống hách, huênh hoang.)

– Các câu trên thể hiện khá rõ tính cách của các nhân vật: Dế Choắt yếu đuối khiêm nhường, nhã nhặn; Dế Mèn huyênh hoang, trịch thượng.

Câu 4: Trong các câu hỏi đường đã cho, nên dùng những cách: a, b, e.

Câu 5: Trong những hành động đó, người nghe nên chọn hành động: c.

Soạn bài Hành động nói tiếp theo (cực ngắn)

A. Soạn bài Hành động nói tiếp theo (ngắn nhất)

Câu 1 :

Các câu nghi vấn trong bài “Hịch tướng sĩ” và mục đích nói:

   – “Từ xưa, các bậc… không có?” (thực hiện hành động khẳng định).

   – “Lúc bấy giờ… không?”; “Lúc bấy giờ… không?” (hành động phủ định).

   -“Nếu vậy, rồi đây, sau khi… trời đất nữa?” (hành động phủ định)

   – “Vì sao vậy?” (nêu vấn đề để các tướng sĩ chuẩn bị tư tưởng nghe phần lí giải của tác giả.)

Câu 2 :

Trừ câu “Cuối cùng, tôi để… nhi đồng.” (đoạn b), còn lại là những câu trần thuật có mục đích cầu khiến. Việc dùng câu trần thuật để kêu gọi như vậy làm cho quần chúng thấy gần gũi với lãnh tụ và thấy nhiệm vụ mà lãnh tụ giao cho chính là nguyện vọng của mình.

Câu 3 :

Các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn là:

   – “Song, anh có cho phép em mới dám nói…”

   – “Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.”

   – “Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…”

   -“ Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.”

⇒ Cách nói thể hiện mối quan hệ và tính cách nhân vật. Dế Choắt khiêm nhường, Dế Mèn huênh hoang, hách dịch.

Câu 4 :

Chọn a, b, e ⇒ có tính lịch sự, lễ phép hơn.

Câu 5 :

Chọn c ⇒ lịch sự hơn.

B. Kiến thức cơ bản

– Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó (cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác (cách dùng gián tiếp).

I. Cách thực hiện hành động nói.

Câu 1:

Mục đích12345
Hỏi
Trình bày+++
Điều khiển++
Hứa hẹn
Bộc lộ cảm xúc

2. Các kiểu câu thực hiện hành động nói.

    – Câu nghi vấn thực hiện hành động nói: hỏi, điều khiển, bộc lộ cảm xúc.

    – Câu trần thuật thực hiện hành động nói: trình bày, bộc lộ cảm xúc, điều khiển, hứa hẹn.

    – Câu cảm thán: bộc lộ cảm xúc.

    – Câu cầu khiến thực hiện hành động: điều khiển.

II. Luyện tập

Bài 1 ( trang 71 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

    – Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước đời nào không có?

    Mục đích: Khẳng định tinh thần yêu nước, gương sáng các bậc trung thần nghĩa sĩ đời nào cũng có.

    – Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi có muốn vui vẻ phỏng có được không?

    Mục đích: khơi dậy trong quân sĩ, tướng sĩ tinh thần chống giặc ngoại xâm. Chỉ rõ ra thú vui của tướng sĩ là sai trái, không giúp ích cho nước nhà.

    – Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không?

    Mục đích: khẳng định chắc chắn không ai có thể vui vẻ được

    – Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?

    Mục đích khẳng định sự đớn hèn, nhục nhã, xấu xa của những kẻ cam tâm không biết rửa nhục cho đất nước

Bài 2 (trang 71 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

    a, Đoạn trích thứ nhất

    – Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi.

    – Quân và dân miền Bắc quyết ra sức thi đua yêu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm trong nghĩa vụ của mình đối với đồng bào miền Nam ruột thịt.

    Mục đích: là lời cổ vũ, động viên đồng bào cả nước đứng lên đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

    b, Đoạn trích thứ hai

    – Điều mong muốn cuối cùng của tôi… cách mạng thế giới.

    Thể hiện được sự quan tâm lo lắng của Bác đối với Đảng, với nhân dân trước lúc ra đi. Đó cũng là nguyện vọng của Bác với Đảng và nhà nước.

Bài 3 (trang 72 Ngữ Văn 8 tập 2):

    Các câu cầu khiến thể hiện mối quan hệ giữa Dế Mèn và Dế Choắt:

    – Song, anh cho phép em mới dám nói.

    ( Lời nói khiêm nhường, nhã nhặn)

    – Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

    ( Lời nói bề trên, hách dịch)

    – Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh…

    ( Lời đề nghị nhờ giúp đỡ nhã nhặn, khiêm nhường)

    – Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

    ( Lời mắng nhiếc vô tình, hống hách)

Bài 4 ( trang 72 sgk Ngữ Văn 8 tập 2):

    Khi hỏi người lớn tuổi, các em cần chú ý những điểm sau:

    + Chú ý cách xưng hô phù hợp, lịch sự

    + Thể hiện được sự lễ phép, văn minh.

    + Bộc lộ được mục đích lời hỏi

    Em nên dùng cách hỏi: ” Bác có thể chỉ giúp cháu bưu điện ở đâu không ạ?

Bài 5 (trang 72 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

    a, Trong một quán ăn khi có người đề nghị “Anh có thể chuyển giúp tôi lọ gia vị được không ạ?

    b, Ta có thể chọn cách đáp lại:

    c, Đưa lọ gia vị cho người kia và nói: “Mời anh” (hoặc “Mời chị”, “Mời bác”…

Giải bài tập sách giáo khoa Ngữ văn 8 ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

Mọi chi tiết liên hệ với chúng tôi :
TRUNG TÂM GIA SƯ TÂM TÀI ĐỨC
Các số điện thoại tư vấn cho Phụ Huynh :
Điện Thoại : 091 62 65 673 hoặc 01634 136 810
Các số điện thoại tư vấn cho Gia sư :
Điện thoại : 0902 968 024 hoặc 0908 290 601

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*