Đơn vị đo vận tốc

5/5 - (1 vote)

Bảng đơn vị đo và công thức tính các loại vận tốc

1. Vận tốc là gì?

– Vận tốc của một vận là tốc độ thay đổi vị trí của nó đối với hệ quy chiếu và là một hàm của thời gian. Vận tốc ở đây được hiểu là vận tốc dài hay vận tốc tuyến tính nó được phân biệt với vận tốc góc. Vận tốc tương đương với đặc điểm kỹ thuật về tốc độ và hướng chuyển động của một đối tượng. Vận tốc là khái niệm cơ bản trong động học, một nhánh của cơ học cổ điển mô tả chuyển động của các vật thể.

– Vận tốc là một đại lượng vecto vật lý, cả độ lớn và hướng đều cần thiết để xác định nó. Độ lớn của vận tốc được gọi là tốc độ, là đơn vị dẫn xuất nhất quán mà đại lượng của nó được đo trong hệ mét dưới dạng giây.

– Vận tốc là tốc độ thay đổi vị trí của một vật trong một hệ quy chiếu nhất định, phụ thuộc vào một hàm thời gian. Nói một cách dễ hiểu thì vận tốc là quãng đường vật đi được trong một đơn vị thời gian. Đây là đại lượng nhằm thể hiện mức độ nhanh chậm cũng như chiều của chuyển động. Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị của quãng đường và thời gian đang xét.

– Vận tốc với tốc độ là hai khái niệm rất khác biệt. Nếu vận tốc là vecto có hướng thì tốc độ là đại lượng vô hướng. Tốc độ là độ lớn của vận tốc.

Các đơn vị đo tốc độ phổ biến nhất

Tốc độ là đơn vị để xác định vận tốc tối đa, tối thiểu hay trung bình của các phương tiện di chuyển trên đường bộ, đường thủy hay hàng không. Mỗi phương tiện có cách tính và đơn vị vận tốc riêng.

Công thức tính vận tốc chung

Công thức tính: v = s / t

trong đó: s là quãng đường đi được và t là thời gian đi hết quãng đường đó. 

Ví dụ: Hãy tính vận tốc của 1 chiếc xe chạy được 65km trong vòng 30 phút.

Ta có s =  65km và t = 30 phút = 1 / 2 giờ hay 0,5 giờ.

áp dụng công thức v = s / t = 65/ 0,5 = 130 km/h.

Lưu ý cần quy đổi các đơn vị cùng một đại lượng để xác định chính xác vận tốc mà đề bài đã cho.

Đơn vị kilomet trên giờ

km/h là tốc độ thường sử dụng cho các loại phương tiện như xe máy, ôtô, xe đạp, tàu lửa… Đây là đơn vị đo tốc độ phổ biến nhất. Ở Việt Nam đơn vị này còn có tên gọi khác là cây số trên giờ.

1 km/h bằng bao nhiêu m/s, km/s, mm/s?

  • 1 km/h = 0.00027778 km/s
  • 1 km/h =  0.277778 m/s
  • 1 km/h = 277.78 mm/s 
  • 1 km/ h = 0.621371 dặm/h ( dặm Anh)
  • 1 km/h = 277777.78 micromet/s ( µm/s)
  • 1 km/h = 0.911344 ft/s ( feet/ giây)
  • 1 km /h = 0.0001726 dặm/ giây
  • 1km/h = 0.539957 hải lý /giờ
  • 1 km /h = 9.265669311059779×10-10 tốc độ ánh sáng
  • 1 km /h = 0.00080985 tốc độ âm thanh.

Đơn vị hải lý – Xác định tốc độ trên biển

Hải lý là đơn vị đo khoảng cách trên biển, nó được sử dụng để đo tốc độ các loại tàu thuyền, tàu ngầm và phương tiện hàng hải khác.

1 hải lý / giờ bằng bao nhiêu km/h, dặm / giờ, km/ s, feet/giây?

  • 1 hải lý / giờ = 1.852 km /h
  • 1 hải lý / giờ = 0.00051444 km/ s
  • 1 hải lý / giờ = 0.514444 m/s
  • 1 hải lý / giờ = 514.44 mm/s
  • 1 hải lý / giờ = 1.1508 dặm/ giờ
  • 1 hải lý / giờ= 0.00031966 dặm/ giây
  • 1 hải lý / giờ = 1.6878 feet/ giây
  • 1 hải lý / giờ= 514444.31 µm/s
  • 1 hải lý / giờ = 0.00149984 vận tốc âm thanh 

1 hải lý / giờ = 1.7160015083412106×10-9 tốc độ ánh sáng.

Đơn vị dặm

Dặm là đơn vị đo khoảng cách phổ biến của các nước như Anh, Mỹ… Nó có khoảng cách bằng 1,609344 km. Và được ký hiệu là mph.

1 dặm/ giờ bằng bao nhiêu km/ giờ, m/s, km/s, hải lý / giờ?

  • 1 dặm/ giờ = 1.6093 km/h
  • 1 dặm / giờ = 0.00044704 km/s
  • 1 dặm / giờ = 0.44704 m/s
  • 1 dặm / giờ = 447.04 mm/s
  • 1 dặm / giờ = 447040.06 µm/s
  • 1 dặm / giờ = 1.4667 feet/ giây
  • 1 dặm / giờ = 0.868977 hải  lý / giờ
  • 1 dặm / giờ = 0.00027778 dặm / giây

1 dặm / giờ = 0.00130332 vận tốc âm thanh

Đơn vị kilomet trên giây

Đây là loại tốc độ cao mà các phương tiện thông thường khó đạt được, nó chỉ áp dụng với các loại vũ khí như tên lửa, máy bay siêu thanh…

1km/s bằng bao nhiêu km/h, m/s, mm/s, µm/s?

  • 1km/s = 3600 km/h
  • 1km/s = 1000 m/s
  • 1km/s = 1,000,000 mm/s
  • 1km/s = 1,000,000,000 µm/s
  • 1km/s = 2236.94 dặm/ giờ
    1km/s = 0.621371 dặm/ giây
  • 1km/s = 1943.85 hải lý/ giờ
  • 1km/s = 3280.84 ft/s
  • 1km/s = 2.9155 vận tốc âm thanh
  • 1km/s = 0.0000033356 tốc độ ánh sáng

Đơn vị mét trên giây

m/s là một trong những đại lượng thuộc hệ SI và được sử dụng phổ biến trong thực tế và ứng dụng nhiều trong khoa hoc, phim ảnh.

1m/s bằng bao nhiêu km/h, km/s, mm/s, dặm/giờ, ft/s?

  • 1m/s = 3.6 km/h
  • 1m/s = 0.001 km/s
  • 1m/s = 1000 mm/s
  • 1m/s = 1,000,000 µm/s
  • 1m/s = 3.2808 feet/giây
  • 1m/s = 2.2369 dặm/ giờ
  • 1m/s = 0.00062137 dặm/ giây
  • 1m/s = 0.00291545 tốc độ âm thanh

1m/s = 1.9438 hải lý / giờ

Đơn vị milimet trên giây

Là đơn vị đo tốc độ của những vật có kích thước nhỏ như hạt. 

1mm/s bằng bao nhiêu km/h, m/s, dặm/ giờ, feet/ giây?

  • 1mm/s = 0.0036 km/h
  • 1mm/s = 0.000001 km/s
  • 1mm/s = 0.001 m/s
  • 1mm/s = 1000 µm/s
  • 1mm/s = 0.00223694 dặm/ giờ
  • 1mm/s = 6.213712×10-7 dặm/ giây
  • 1mm/s = 0.00328084 ft/s
  • 1mm/s = 0.00194385 hải lý/giờ

Đơn vị feet trên giây

Feet là đơn vị đo khoảng cách phạm vi ngắn thông dụng của người Mỹ, Anh và các nước nói tiếng Anh. Viết tắt là ft và 1ft = 0.3048 m

1feet/s bằng bao nhiêu km/h, km/s, m/s, dặm/ giờ?

  • 1ft/s = 1.0973 km/h
  • 1ft/s = 0.0003048 km/s
  • 1ft/s = 0.3048 m/s
  • 1ft/s = 304.8 mm/s
  • 1ft/s = 304799.99 µm/s
  • 1ft/s = 0.681818 dặm/ giờ
  • 1ft/s = 0.00018939 dặm trên giây
  • 1ft/s = 0.592484 hải lý / giờ

GIA SƯ LÝ

Các đơn vị đo vận tốc khác

Ngoài các đơn vị đo vận tốc trong hệ SI thì các đơn vị như tốc độ ánh sáng, tốc độ âm thanh thường ít được sử dụng trong thực tế. Nó chỉ áp dụng nhiều trong ngành thiên văn học và khoa học vũ trụ.

Vận tốc âm thanh bằng bao nhiêu km/h, m/s, km/s, dặm/giờ?

Vận tốc âm thanh là vận tốc lan truyền sóng âm thanh trong một môi trường truyền âm. Có thể là môi trường nước, chân không, không khí… Và tốc độ âm thanh ảnh hưởng bởi điều kiện ngoại cảnh như thời tiết, tác động vật lý, hóa học…

  • Vận tốc âm thanh (vtat) = 1234.8 km/h
  • Vận tốc âm thanh = 0.343 km/s
  • Vận tốc âm thanh = 767.27 dặm/ giờ
  • Vận tốc âm thanh = 343 m/s
  • Vtat = 343000 mm/s
  • vtat = 666.74 hải lý/ giờ
  • Vận tốc âm thanh = 0.0000011441 tốc độ ánh sáng
  • vận tốc âm thanh = 1125.33 ft/s

Vận tốc ánh sáng bằng bao nhiêu km/h, m/s, km/s, dặm/ giây?

Nó là tốc độ lan truyền của bức xạ điện từ trong chân không, ký hiệu là và có giá trị chính xác là 299.792.458 m/s. Là tốc độ lan truyền của ánh sáng trong 1 khoảng thời gian nhất định. Tốc độ ánh sáng cũng ảnh hưởng khi truyền trong các môi trường khác nhau.

  • Tốc độ ánh sáng = 874030.49 vận tốc âm thanh
  • Tốc độ ánh sáng = 1079252848.8 km/h
  • Tốc độ ánh sáng = 299792.46 km/s

Tốc độ ánh sáng = 670616541.83 dặm trên giờ.

2. Đơn vị đo vận tốc là gì?

– Đơn vị đo vận tốc là đại lượng dùng để đo, tính toán trong nhiều những lĩnh vực khác nhau như toán học, vật lí, hóa học hoặc áp dụng trong đời sống hằng ngày. Vận tốc là quãng đường đi trong một đơn vị thời gian, độ lớn vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động và được tính bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

– Đơn vị đo lường vận tốc phụ thuộc vào đơn vị quãng đường và thời gian đang xét. Đơn vị đo vận tốc km/h là tốc độ thường sử dụng cho các loại phương tiện như xe máy, ô tô, xe đạp, tàu lửa,.. Đây là đơn vị đo tốc độ phổ biến nhất. Ở Việt Nam, đơn vị này còn có tên gọi khác là cây số trên giờ.

– Đơn vị hải lý xác định tốc độ trên biển. Hải lý là đơn vị đo khoảng cách trên biển, nó được sử dụng để đo tốc độ các loại tàu thuyền, tàu ngầm và các phương tiện hàng hải khác.

– Đơn vị dặm là đơn vị đo khoảng cách phổ biến ở các nước như Anh, Mỹ nó có khoảng cách bằng 1,609344km và được ký hiệu là mph.

– Đơn vị km/s là đơn vị dùng cho các phương tiện có tốc độ cao như vũ khí tên lửa, máy bay siêu thanh,… Đơn vị m/s là một trong những đại lượng thuộc hệ đo lường quốc tế và nó được sử dụng phổ biến trong thực tế và ứng dụng trong khoa học, phim ảnh.

– Ngoài ra, trong hàng hải, người ta còn dùng “nút” làm đơn vị đo vận tốc. Nút là vận tốc của một chuyển động đi được trong 1 hải lý. Biết độ dài của 1 hải lý là 1,852 km. Vận tốc của ánh sáng là 300 000km/s trong vũ trụ, khoảng cách giữa các thiên thể rất lớn, vì vật trong thiên văn người ta hay biểu thị những khoảng cách đó là năm ánh sáng. Năm ánh sáng là quãng đường ánh sáng truyền đi trong thời gian một năm.

3. Công thức tính vận tốc

3.1 Công thức tính vận tốc trong chuyển động thẳng đều

Đối với một vật chuyển động thẳng đều, tốc độ và chiều chuyển động không thay đổi theo thời gian. Nếu đã biết chiều chuyển động, điều chúng ta quan tâm là tốc độ chuyển động hay quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. Để tính tốc độ chuyển động, ta lấy quãng đường chia cho thời gian đi hết quãng đường đó.

V = s/t
Trong đó:
v là vận tốc
s là quãng đường
t là thời gian

3.2 Công thức tính vận tốc trung bình

Khi vận tốc của vật thay đổi theo thời gian thì ta có thể sử dụng khái niệm vận tốc trung bình. Vận tốc trung bình trong một khoảng thời gian nhất định được định nghĩa là tỉ số giữa sự thay đổi vị trí trong khoảng thời gian đang xét và khoảng thời gian đó.
*Công thức tính vận tốc trung bình:
V(tb) = r-r0/t-t0
Trong đó:
V (tb): là vận tốc trung bình
r0: là vị trí xuất phát, vị trí đầu tiên
r: là vị trí cuối cùng
t0: là thời gian xuất phát, thời gian đầu tiên
t: thời gian cuối cùng

3.3 Công thức tính vận tốc tức thời

Mô tả sự nhanh chậm và chiều chuyển động tại một thời điểm nào đó trên đường đi của vật. Nếu vận tốc trung bình cho ta cái nhìn tổng quát về vận tốc của vật trong khoảng thời gian xác định thì vận tốc thức thời cho ta cái nhìn cụ thể tại một thời điểm.
*Công thức tính vận tốc tức thời:
V (tt) = dr/dt
V(tt) là vận tốc tức thời
dr: là hàm số thời gian
dt: thời gian

3.4 Công thức tính vận tốc góc

Vận tốc góc chuyển động quay của vật thể được gọi là đại lượng vectơ để thể hiện mức độ thay đổi theo thời gian vị trí góc vật và hướng của sự chuyển động này. Độ lớn vận tốc góc bằng với tốc độ góc và hướng vectơ vận tốc góc và được xác định quy tắc bàn tay phải.

*Công thức tính vận tốc góc:  ω=dθ/dt.

Trong đó, ω là kỳ hiệu véc tơ vận tốc góc.

4. Cách đổi đơn vị đo vận tốc. Ví dụ minh họa

Chuyển đổi đơn vị vận tốc

Nhân với

Fpm

0.0167

=

fps

0.2

In/sec

0.005080

m/s

0.30480

m/min

Fps

60

=

fpm

12

in/sec

0.30480

m/s

18.288

m/min

in/sec

5

=

fpm

0.0833

Fps

0.02540

m/s

1.524

m/min

m/s

196.85

=

fpm

3.2808

fps

39.37

in/sec

60

m/min

m/min

3.2808

=

fpm

0.05468

fps

0.65617

in/sec

0.0167

m/s

– 1km/h = 0.277778 m/s

– 1 hải lí / giờ = 1.852 km/h

– 1 dặm/ giờ = 1.6093 km/h

– 1km/s = 3600 km/h

– 1m/s = 3.6 km/h

– 1mm/s = 0.0036 km/h

– 1ft/s = 1.0973 km/h

5. Ứng dụng đo vận tốc trong học tập, đời sống

– Ngày nay, cùng với những sự phát triển tiên tiến hiện đại của khoa học, kỹ thuật đời sống. Vận tốc được ứng dụng vào các ứng dụng có trên điện thoại thông minh mà qua đó, người dùng có thể đo được quãng thời gian di chuyển, tốc độ di chuyển của mình qua các loại phương tiện khác nhau, cùng với những chức năng hữu ích, nó là một trong những ứng đụng được nhiều người quan tâm và sử dụng.

– Trong các thiết bị định vị phương tiện giao thông như xe máy, xe hơi. Trong từng làn đường quy định được tốc độ di chuyển của từng loại phương tiện nhất định. Vì thế, vận tốc được cài đặt mặc định đảm bảo cho người sử dụng phương tiện có thể lưu thông một cách an toàn. Trong những trường hợp phương tiện chạy quá vận tốc, các hệ thống này sẽ báo cáo với người dùng để kịp thời giảm tốc độ, tuân thủ đúng quy định của Luật Giao thông.

6. Kể tên các vật dụng dùng để đo vận tốc

– Dụng cụ dùng để đo độ lớn vận tốc còn được gọi là tốc kế hay đồng hồ vận tốc. Đây là dụng cụ rất quen thuộc mà chắc chắn rằng ai trong chúng ta cũng đã nhìn qua rất nhiều lần mà có thể không biết được tên gọi chính xác của chúng. Tốc kế thường được gắn trên tất cả các phương tiện tham gia lưu thông nhằm để người điều khiển phương tiện biết được vận tốc mình đang chạy để có những điều chỉnh cho phù hợp.

– Đối với vận tốc của dòng nước chảy cũng cần một thiết bị đo vận tốc mực nước lưu lượng dòng chảy riêng và đặc thù dành cho nó. Cảm biến radar đo liên tục lưu lượng xả nước của dòng sông hoặc các con kênh. Cảm biến có thể được gắn trên cầu hoặc trên các kết cấu bắc ngang dòng sông. Các nhà máy thủy điện cần phải lắp đặt hệ thống này nhằm giám sát lưu lượng nước xả tràn, xả qua nhà máy mực nước thượng lưu, hạ lưu duy trì dòng chảy được tốt nhất. – Máy đo tốc độ gió được gọi là phong kế. Là một thiết bị dùng để đo tốc độ và áp suất của gió. Nó là một trong những thiết bị có thể thấy ở các trạm khái tượng. Máy đo tốc độ gió được sử dụng trong nhiều ứng dụng đo và kiểm định, sử dụng trong ngàng công nghiệp năng lượng gió.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*