Công thức kinh tế vĩ mô

5/5 - (1 vote)

Tóm tắt, tổng hợp công thức kinh tế vĩ mô

CÁC CÔNG THỨC KINH TỄ VĨ MÔ CẦN NHỚ

Trong khi kinh tế học vi mô chủ yếu nghiên cứu về hành vi của các cá thể đơn lẻ, như công ty và cá nhân người tiêu dùng, kinh tế học vĩ mô lại nghiên cứu các chỉ tiêu cộng hưởng như GDP, tỉ lệ thất nghiệp, và các chỉ số giá cả để hiểu cách hoạt động của cả nền kinh tế.
Môn kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô là những môn học năm nhất và rất quan trọng với các bạn sinh viên và các bạn cũng gặp rất nhiều khó khăn khi học môn học này. Ôn thi sinh viên đã tổng hợp tất cả các công thức quan trọng giúp cho các bạn sinh viên có thể dễ dàng ghi nhớ trong quá trình học và thi môn học này. 

1.Tính tỉ lệ thất nghiệp, theo định luật Okun: 

Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm lực lượng không có việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp là một chỉ báo chậm (lagging indicator), có nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp thường tăng hoặc giảm sau khi các điều kiện kinh tế thay đổi. Khi nền kinh tế suy thoái và khan hiếm việc làm, tỷ lệ thất nghiệp có thể sẽ tăng lên. Khi nền kinh tế đang tăng trưởng với tốc độ lành mạnh và số lượng việc làm tương đối dồi dào, tỷ lệ thất nghiệp có thể sẽ giảm.

Ut =  Un + Yp-YtYp . 50 %

Trong đó :    

    Ut : tỉ lệ thất nghiệp thực tế

    Un : tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên

    Yp : mức sản lượng tiềm năm năm t

    Yt : mức sản lượng thực tế năm t

2.Cân bằng tổng cung – tổng cầu :

– Yo < Yp : cân bằng khiếm dụng (  CB dưới mức tiềm năng) → nền kinh tế đang ở tình trạng suy thoái → tỉ lệ thất nghiệp thực tế cao hơn tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên.

– Yo = Yp : cân bằng toàn dụng ( mọi nguồn lực toàn dụng ) → tỉ lệ thất nghiệp thực tế bằng tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên.- Yo > Yp :  cân bằng trên toàn dụng (  CB trên mức tiềm năng) → nền kinh tế đang ở tình lạm phát cao  → tỉ lệ thất nghiệp thực tế nhỏ hơn tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên.

3. Công cụ điều chỉnh

– Chính sách tài khóa 

– Chính sách tiền tệ

– Chính sách kinh tế đối ngoại

– Chính sách thu nhập

 Lưu ý : chính sách thu thuế không nằm trong chính sách điều tiết.

4.Các phương pháp tính GDP:

GDP là viết tắt của Gross Domestic Product hay Tổng sản phẩm trong nước.Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. –  Phương pháp chi tiêu:

GDP = C + I + G + X – M

Trong đó: 

C : Chi tiêu hộ gia đình

I : đầu tư ( bao gồm đầu tư ròng cộng cho khấu hao I = In + De ).

G : chi tiêu chính phủ

X : xuất khẩu

M : nhập khẩu

– Phương pháp thu nhập :

GDP = w + i + R + Pr + Ti + De

Trong đó:     

w : tiền lương

i: tiền lãi

R : tiền thuê

Pr : lợi nhuận ( lợi nhuận trích nộp thuế, lợi nhuận giữ lại cho doanh nghiệp, lợi nhuận chia cổ đông)

Ti  : thuế gian thu

De : khấu hao

– Tổng sản phẩm quốc gia:

GNPmp = GDPmp + NIA

Trong đó : NIA = thu nhập do xuất khẩu – thu nhập do nhập khẩu

GNPfc = GNPmp – Ti

GDPfc = GDPmp – Ti

– Sản phẩm quốc nội ròng :

NDPmp = GDPmp  – De

NDPfc = GDPfc – De

– Sản phẩm quốc dân ròng:

NNPmp = GNPmp – De

NNPfc = GNPfc – De

– Thu nhập quốc dân :

NI = NNPmp – Ti 

(NI = NNPfc  hay NNPfc = GNPfc  – Ti )

– Thu nhập cá nhân :

PI = NI – Pr* + Tr

Trong đó :    

Pr* : phần doanh nghiệp giữ lại để hình thành các quỹ và phần nộp ngân sách

Tr : chi chuyển nhượng

– Thu nhập khả dụng:

Yd = PI – Thuế cá nhân

5. Tốc độ tăng trưởng:

Tốc độ tăng trưởng có thể hiểu là độ nhanh hay chậm của sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân hay những quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.

gt = ( GDPt – GDPt-1) / GDPt-1 . 100%

Trong đó:  
gt : tốc đọ tăng trương của năm t

GDPt : GDP của năm t

GDPt-1 : GDP của năm t-1

Lưu ý: GDP thực tính theo năm gốc ( theo giá cố định)

GDP danh nghĩa tính theo giá hiện hành

GNP danh nghĩa tính theo giá hiện hành

6. Các hàm số của tổng cầu:

 Tiêu dùng biên:

   Cm = ∆C*∆Yd    (0<Cm<1)

 Tiết kiệm biên:

  Sm = ∆S*∆Yd

 Đầu tư biên:

  Im = ∆I * ∆Y

 Thuế biên:

   Tm = ∆T * ∆Y

– Nhập khẩu:

  Mm = ∆M * ∆Y

7. Cán cân ngân sách và cán cân thương mại:

Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu). Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.

Cán cân thương mạiCán cân ngân sách
1. X > M : CCTM thặng dư (NX > 0)2. G>T : CCNS thâm hụt ( B>0 ) , Bội chi ngân sách 
3. X<M : CCTM thâm hụt (NX <0)
 
4. G<T : CCNS thặng dư ( B<0 ) , Bội thu ngân sách 
5. X = M : CCTM cân bằng 6. G= T : CCNS cân bằng 

8.Xác định sản lượng cân bằng:

Sản lượng cân bằng được hiểu cơ bản là khi không có sự thiếu hụt hay dư thừa của một hàng hóa dịch vụ trên thị trường. Sản lượng cân bằng xuất hiện khi số lượng một sản phẩm mà người tiêu dùng muốn mua sẽ bằng với số lượng được cung cấp bởi những nhà sản xuất.

– Sản lượng cân bằng: 
       Y = C + I + G + X – M

Hay Y =  AD0 + ADmY

        Y = AD0-ADm = C0+I0+G0+X0-M0- CmT01 -Cm+Cm.Tm-Im+Mm

– Số nhân tổng cầu:
       ∆Y = k .∆AD

        k= 11-Cm+Cm.Tm-Im+Mm

9. Chính sách tài khóa:

Chính sách tài khóa (fiscal policy) là một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tác động vào quy mô hoạt động kinh tế thông qua biện pháp thay đổi chi tiêu và/hoặc thuế của chính phủ.

– Yt < Yp : nền kinh tế đang ở tình trạng suy thoái → cần ↑ G , ↓ T → thực hiện chính sách tài khóa mở rộng.

– Yt > Yp : nền kinh tế ở tình trạng lạm phát → cần ↓ G, ↑ T → thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp.

10.Chính sách tài khóa chủ quan:

– Thay đổi G: ∆G = ∆AD = ∆Yk

– Thay đổi T: ∆T = ∆AD-Cm = ∆Y-k*Cm

– Thay đổi cả G và T: 

 .∆AD = ∆ADG + ∆ADT 

  ∆AD = ∆G – Cm.∆T

Lưu ý: khi ngân sách cân bằng thì G = T.

11.Công cụ kiểm soát cung ứng tiền tệ:

– Nghiệp vụ thị trường mở:

  • Để tăng cung tiền, NHTW mua trái phiếu chính phủ từ dân chúng.
  • Để giảm cung tiền , NHTW bán trái phiếu  chính phủ từ dân chúng.

– Thay đổi tỉ lệ dự trữ bắt buộc:

  • Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc làm giảm cung tiền.
  • Giảm tỉ lệ dữ trữ bắt buộc làm tăng cung tiền.

–  Thay đổi lãi suất chiết khấu:

  • Tăng lãi suất chiết khấu làm giảm cung tiền .
  • Giảm lãi suất chiết khấu làm tăng cung tiền .

12. Chính sách tiền tệ: 

–  Y> Yp : lạm phát → ↓ SM : – Thực hiện CSTT thu hẹp .

–  Yt < Yp : suy thoái → ↑ SM : – Thực hiện CSTT mở rộng .

13.Cách tính CPI:

CPI là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Consumer Price Index, tạm dịch ra tiếng Việt có nghĩa là chỉ số giá tiêu dùng. Chỉ số CPI được biết đến là chỉ số được dùng nhằm mục đích chính đó là để đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng mua.

CPIT = i =1n Pi0T. qi0i=1n Pi0. qi0 .100%

Trong đó:
CPI: chỉ số giá tiêu dùng

P,q : giá cả và sản lượng hàng hóa

T, 0: kì tính(T), kì gốc (0)

i: rổ hàng hoá, n là số rổ hàng hóa

14. Đường Phillip:

U= Un = 2,5% : lạm phát bằng không

Ut > Un tức U> 2,5%: lạm phát âm

Ut < Un tức Ut < 2,5%: lạm phát dương.

15. Đo lường thất nghiệp:

  u = UL .100%

Trong đó:  

 u: là tỉ lệ thất nghiệp

U: là số người thất nghiệp

 L:là lực lượng lao động

16. Tỉ giá hối đoái :
Tỉ giá hối đoái là giá cả đồng tiền của một quốc gia này được biểu thị thông qua đồng tiền của một quốc gia khác. Hay nói cách khác, tỉ giá hối đoái là lượng đồng tiền của nước khác mà một đơn vị tiền tệ của nước này có thể mua ở một thời điểm nhất định.

 er = e . P(*)P 

Trong đó:    

e : tỉ giá hối đoái

P* : giá hàng hóa sản xuất ở nước ngoài bằng ngoại tệ

P: giá hàng há sản xuất trong nước bằng ngoại tệ

TỔNG HỢP CÔNG THỨC MÔN KINH TẾ VĨ MÔ

CÔNG THỨC KINH TẾ VĨ MÔ

BẢNG CÔNG THỨC KINH TẾ VI MÔ, VĨ MÔ CẦN NHỚ

Xem thêm

Gia sư môn Kinh tế vi mô, vĩ mô

Lợi ích của việc học gia sư môn Kinh tế vi mô, vĩ mô

Công thức kinh tế vĩ mô

Công thức kinh tế vi mô

Công thức kinh tế vĩ mô

Công thức kinh tế vi mô

Bài tập kinh tế vi mô

Đề thi trắc nghiệm kinh tế vi mô, vĩ mô