Mục lục bài viết
Bài 1 (trang 127 sgk Ngữ văn 8 tập 2)
a, Trong câu trên đồ dùng học tập không cùng nhóm với quần áo, giày dép vì thế nên sửa thành:
– Chúng em đã giúp các bạn học sinh vùng bão lụt quần áo, gày dép và đồ dùng học tập.
– Chúng em đã giúp các bạn học sinh vùng bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng sinh hoạt khác.
b, Phạm vi đối tượng trong câu có dạng A nói chung và B nói riêng, khi đó A và B phải cùng loại nhưng trong bài này A và B khác loại. Sửa thành:
– Thanh niên nói chung, sinh viên nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.
– Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.
c, Lão Hạc và Bước đường cùng là tác phẩm, còn Ngô Tất Tố là tác giả, hai phạm trù này không thể được xếp cùng làm chủ ngữ. Sửa thành:
– Lão Hạc, Bước đường cùng và Tắt đèn đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám 1945.
d, Trí thức có nghĩa bao hàm nghĩa của từ bác sĩ. Câu trên sửa thành:
– Em muốn trở thành một kỹ sư hay một bác sĩ.
e, Nghệ thuật bao hàm nghĩa của từ “ngôn từ”. Câu trên sửa thành:
– Bài thơ trên không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về nội dung.
g, Một người cao gầy (hình dáng) và một người mặc áo ca rô (trang phục) thuộc hai phạm trù khác nhau, sửa thành:
– Trên sân ga chỉ có hai người. Một người thì cao gầy, còn một người thì béo mập.
h, Cần cù và chịu khó là nguyên nhân của hành động yêu thương chồng con, vì thế không thể dùng từ “nên”. Sửa thành:
– Chị Dậu rất cần cù chịu khó và chị rất mực yêu thương chồng con.
i, Hai vế Nếu… thì vốn để biểu thị quan hệ điều kiện- kết quả nhưng ở đây lại không thể biểu thị quan hệ đó vì những đức tính tốt đẹp không tạo ra ” những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề.
– Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người xưa thì người phụ nữ Việt Nam ngày nay không thể hoàn thành được những nhiệm vụ vinh quanh và nặng nề đó.
k, Khi câu thể hiện mối quan hệ song đôi vừa A vừa B phải có quan hệ đẳng lập chứ không bao hàm. Sửa thành:
– Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khỏe vừa tốn tiền.
Soạn bài Chữa lỗi diễn đạt (siêu ngắn)
Câu 1 (trang 127 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):
a. Trong câu này, “quần áo” và “giày dép” không cùng trường từ vựng với “đồ dùng học tập”
Sửa: Chúng em đã giúp các bạn học sinh vùng bão lụt quần áo, giày dép và đồ dùng học tập.
b. Trong câu này, “thanh niên” và “bóng đá” không chung trường từ vựng
Sửa: Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.
c. Lão Hạc, Bước đường cùng là các tác phầm, Ngô Tất Tố là tác giả, không thể xếp cùng một nhóm
Sửa: Lão Hạc, Bước đường cùng và Tắt đèn đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám 1945.
d. Từ “tri thức” bao hàm nghĩa của từ “bác sĩ”, do đó không đặt ngang hàng cùng nhau
Sửa: Em muốn trở thành một giáo viên hay một bác sĩ.
e. Từ “nghệ thuật” bao hàm nghĩa của từ “ngôn từ”
Sửa: Bài thơ trên không chỉ hay về nội dung mà còn sắc sảo về mặt ngôn từ
G Từ “cao gầy” và “mặc áo ca rô” không cùng trường từ vựng
Sửa: Trên sân ga chỉ có hai người. Một người thì cao gầy, còn một người thì béo mập.
h. Cần cù và chịu khó là nguyên nhân của hành động yêu thương chồng con, vì thế không thể dùng từ “nên”.
Sửa: Chị Dậu rất cần cù chịu khó và chị rất mực yêu thương chồng con.
i. Hai vế “Nếu… thì” vốn để biểu thị quan hệ điều kiện- kết quả nhưng ở đây lại không thể biểu thị quan hệ đó vì những đức tính tốt đẹp không tạo ra ” những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề.
Sửa: Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người xưa thì người phụ nữ Việt Nam ngày nay không thể hoàn thành được những nhiệm vụ vinh quanh và nặng nề đó.
k. Vế A “giảm sức khỏe” phải có vế B có quan hệ ngang hàng chứ ko phải bao hàm nhau. “giảm tuổi thọ” bao hàm “giảm sức khỏe”
Sửa thành: Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khỏe vừa tốn tiền.
Soạn bài Chữa lỗi diễn đạt (ngắn nhất)
1. Phát hiện và chữa các lỗi logic.
a.
– Quần áo, giày dép là đồ dùng sinh hoạt nó không thể nằm trong hệ thống của đồ dùng học tập.
Sửa lại: Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và các vật dụng sinh hoạt khác.
b.
– Thanh niên là tập hợp của những người trẻ tuổi, còn bóng đá là một bộ môn thể thao. Hai khái niệm này không “đồng chất” với nhau. Trong thanh niên có học sinh, sinh viên, bộ đội… còn trong bóng đá có thể có huấn luyện viên, cầu thủ nhí…
Sửa lại.
– Trong thanh niên nói chung và trong tầng lớp sinh viên nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.
– Niềm say mê trong bóng đá, trong bầu nhiệt huyết của thanh niên là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.
c.
– “Lão Hạc”, “Bước đường cùng” là hai tác phẩm hiện thực phê phán của văn học Việt Nam thời kì 1930 – 1945 không nằm trong hệ thống, không cùng chung tác giả là Ngô Tất Tố.
Sửa lại: “Lão Hạc” của Nam Cao, “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan, “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố… đã giúp […].
d. Khi đã có sự lựa chọn A hay B thì A và B phải có mối quan hệ đẳng lập, không có quan hệ bao hàm. Câu trên đã vi phạm quy tắc, vì “bác sĩ” cũng là một loại “trí thức”
Sửa: Em muốn trở thành một kĩ sư hay bác sĩ?
e. Lỗi sai giống câu d: Nghệ thuật bao chứa ngôn từ.
Sửa: Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sâu sắc về nội dung tư tưởng.
g. Người nói muốn miêu tả ngoại hình đối lập giữa hai người nhưng lại không cùng bình diện: “cao gầy” thuộc vóc dáng, “áo caro” thuộc về trang phục.
Sửa: Trên sân ga chỉ còn lại hai người. Một người cao gầy, còn một người thì lùn và béo.
h. Quan hệ từ “nên” dùng cho quan hệ nhân – quả. Nhưng “rất mực yêu thương chồng con” không phải là kết quả của “cần cù, chịu khó”
Sửa:
– Chị Dậu rất cần cù, chịu khó và hết mực yêu thương chồng con.
– Chị Dậu rất nhân hậu, thủy chung nên chị rất mực yêu thương chồng con.
i. Cặp “Nếu – thì” vốn để biểu thị mối quan hệ điều kiện – kết quả. Nhưng ở đây “những đức tính tốt đẹp” không sinh ra “những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề”
Sửa:
– Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ xưa thì phụ nữ Việt Nam ngày nay không thể xứng đáng với tám chữ vàng Bác Hồ trao tặng. Đó là “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
– Nếu như không phát huy cao độ những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ xưa thì phụ nữ Việt Nam ngày nay không thể đạm đương được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó.
k. Khi câu thể hiện mối quan hệ sóng đôi vừa A, vừa B thì giữa A và B phải có quan hệ đẳng lập chứ không được bao hàm. Câu đã cho vi phạm vì “giảm tuổi thọ” nghĩa là đã “có hại cho sức khỏe”
Sửa: Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khỏe của chính mình, vừa gây hại cho sức khỏe của những người xung quanh.
Câu 2: Có thể lấy một số ví dụ của việc viết câu sai sau đây. Các em học sinh thử chữa lại cho đúng:
– (1) Thực tế khách quan cho thấy: thành công chỉ có thể có qua những lần rút kinh nghiệm, khắc phục từ những thất bại bước đầu.
– (2) Vì trong trào “ba đảm đang” đang phát triển sôi nổi khắp nơi, nên chị em phụ nữ của chúng ta đã đóng góp rất nhiền thành tích to lớn vào công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, xây dựng Tổ quốc giàu mạnh.
– (3) Tác phẩm “Tắt đèn” tác giả đề cập đến nhiều vấn đề ở nông thôn Việt Nam và cái đói của gia đình chị Dậu.
Soạn bài Chữa lỗi diễn đạt (cực ngắn)
A. Soạn bài Chữa lỗi diễn đạt (ngắn nhất)
Câu 1 :
Phát hiện và chữa lỗi diễn đạt liên quan đến lôgic:
a. – Quần áo, dày dép là đồ dùng sinh hoạt nó không thể nằm trong hệ thống của đồ dùng học tập.
– Có 3 cách chữa:
– Chúng em đã giúp các bạn học sinh vùng bảo lụt quần áo, giày dép và đồ dùng học tập.
– Chúng em đã giúp các bạn hs vùng bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng sinh hoạt khác.
– Chúng em đã giúp các bạn hs vùng bão lụt thước, viết, sách vở và nhiều đồ dùng học tập khác.
b- Thanh niên là tập hợp của những người trẻ tuổi, còn bón đá là một bộ môn thể thao. Hai khái niệm này không “đồng chất” với nhau. Trong thanh niên có học sinh, sinh viên, bộ đội… còn trong bóng đá có thể có huấn luyện viên, cầu thủ nhí…
Có 3 cách chữa:
– Trong thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.
– Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.
c- “Lão Hạc”, “Bước đường cùng” là hai tác phẩm hiện thực phê phán của văn học Việt Nam thời kì 1930 – 1945 không nằm trong hệ thống, không cùng chung tác giả là Ngô Tất Tố.
Có 2 cách chữa:
– “Lão Hạc”, “Bước đường cùng”, “Tắt đèn” đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám- 1945.
– Nam Cao, Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám – 1945.
d- Khi đã có sự lựa chọn A hay B thì A và B phải có mối quan hệ đẳng lập, không có quan hệ bao hàm. Câu trên đã vi phạm quy tắc, vì “bác sĩ” cũng là một loại “trí thức”
Sửa:
– Em muốn trở thành một người trí thức hay một kẻ thất học, lao động chân tay?
– Em muốn trở thành một bác sĩ, một kĩ sư hay một thợ sửa xe?
e- Lỗi sai giống câu d
Sửa
– Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn độc đáo về nội dung.
-Bài thơ không chỉ hay về bố cục mà còn sắc sảo về ngôn từ.
– Bài thơ hay về nghệ thuật nói chung, sắc sảo về ngôn từ nói riêng.
g- Người nói muốn miêu tả ngoại hình đối lập giữa hai người nhưng lại không cùng bình diện: “cao gầy” thuộc vóc dáng, “áo caro” thuộc về trang phục.
Sửa:
– Trên sân ga chỉ còn hai người. Một người cao gầy, còn người kia thì thấp béo.
– Trên sân ga chỉ còn hai người. Một người mặc áo bông, còn người kia thì mặc áo ca rô.
h- Quan hệ từ “nên” dùng cho quan hệ nhân – quả. Nhưng “rất mực yêu thương chồng con” không phải là kết quả của “cần cù, chịu khó”.
Sửa:
– Chị Dậu rất cần cù, chịu khó và rất mực yêu thương chồng con.
– Chị Dậu rất cần cù, chịu khó, đồng thời chị cũng rất mực yêu thương chồng con.
i- Cặp “Nếu – thì” vốn để biểu thị mối quan hệ điều kiện – kết quả. Nhưng ở đây “những đức tính tốt đẹp” không sinh ra “những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề”.
Sửa:
– Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người xưa thì phụ nữ Việt Nam ngày nay khó có thể hoàn thành được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó.
k- Khi câu thể hiện mối quan hệ sóng đôi vừa A, vừa B thì giữa A và B phải có quan hệ đẳng lập chứ không được bao hàm. Câu đã cho vi phạm vì “giảm tuổi thọ” nghĩa là đã “có hại cho sức khỏe”.
Sửa:
– Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khỏe vừa tốn kém về tiền bạc.
Câu 2 :
Học sinh tự tìm lỗi tương tự các lỗi trên trong bài viết của mình và sửa.
✅ Giải bài tập sách giáo khoa Ngữ văn 8 ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️
Mọi chi tiết liên hệ với chúng tôi :
TRUNG TÂM GIA SƯ TÂM TÀI ĐỨC
Các số điện thoại tư vấn cho Phụ Huynh :
Điện Thoại : 091 62 65 673 hoặc 01634 136 810
Các số điện thoại tư vấn cho Gia sư :
Điện thoại : 0902 968 024 hoặc 0908 290 601
Leave a Reply