Câu 1 (trang 87 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Câu in nghiêng dưới đây dùng làm gì?
Gióng nhìn mẹ, mở miệng, bật lên thành tiếng:
– Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!
THÁNH GIÓNG
Trả lời:
Câu: “Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!” được dùng để thể hiện một yêu cầu của con đối với mẹ.
Câu 2 (trang 87 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Cuối câu in nghiêng có dấu gì?
Trả lời:
Cuối câu này có dấu chấm than.
Câu 3 (trang 87 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Em hãy nói với bạn một câu để mượn quyển vở. Viết lại câu ấy.
Trả lời:
Nam ơi, cho mình mượn cuốn vở tập Toán của bạn để mình chép lại mấy đề bài tập nhé!
Câu 1 (trang 88 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Tìm câu khiến trong những câu đã cho (SGK TV4 tập 2 trang 88)
a) Cuối cùng, nàng quay lại bảo thị nữ:
– Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!
LỌ NƯỚC THẦN
b) Một anh chiến sĩ đến nâng con cá lên hai bàn tay nói nựng: “Có đau không, chú mình? Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé! Đừng có nhảy lên boong tàu!”
c) Con rùa vàng không sợ người, nhô thêm nữa, tiến sát về phía thuyền vua và nói:
– Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!
d) Ông lão nghe xong, bảo rằng:
– Con đi chặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta.
Trả lời:
Đó là những câu:
– Đoạn a: – Hãy gọi người hàng hành vào đây cho ta!
– Đoạn b: – Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé! Đừng có nhảy lên boong tàu!
– Đoạn c: – Nhà vua hoàn lại gươm cho Long Vương!
– Đoạn d: – Con đi nhặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta
Câu 2 (trang 89 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Tìm 3 câu khiến trong sách tiếng Việt hoặc toán của em.
Trả lời:
Em có thể tìm các câu ở trong sách tiếng Việt của mình. Câu nào có nội dung yêu cầu, đề nghị, mong muốn của người nói, người viết, em chọn các câu đó. (Chú ý khi viết, cuối câu khiến có dấu châm than (!). Đó là dấu hiệu giúp em tìm được những câu “khiến”).
– Em hãy viết kết bài mở rộng cho bài tả cây tre ở quê em.
– Vào ngay! (trích từ Ga-vrốt ngoài chiến lũy)
– Ngủ ngon a-kay ơi, ngủ ngon a-kay hỡi!
Câu 3 (trang 89 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Hãy đặt một câu khiến để nói với bạn, với anh chị hoặc với cô giáo.
Trả lời:
Em có thể đặt câu như sau:
a. Nói với bạn: – Ngày mai, cậu trực nhật với mình nhé!
b. Nói với anh, chị: – Chị cho em mượn chiếc xe chạy thử vài vòng ở trong sân này nhé!
c. Nói với thầy cô giáo: – Em xin phép thầy cho em ra ngoài có việc ạ!
Mọi chi tiết liên hệ với chúng tôi :
TRUNG TÂM GIA SƯ TÂM TÀI ĐỨC
Các số điện thoại tư vấn cho Phụ Huynh :
Điện Thoại : 091 62 65 673 hoặc 01634 136 810
Các số điện thoại tư vấn cho Gia sư :
Điện thoại : 0902 968 024 hoặc 0908 290 601
Leave a Reply