Cách dạy online bằng zoom

Mục lục bài viết

5/5 - (1 vote)

Hướng dẫn sử dụng Zoom để dạy, học trực tuyến từ A đến Z

I. Hướng dẫn tạo, chia sẻ phòng học Zoom đến các thành viên khác

1. Hướng dẫn nhanh

  • Để tạo phòng học trực tuyến trên Zoom, giáo viên/chủ phòng nhấn vào New Meeting.
  • Để mời học sinh, sinh viên tham gia phòng học, bạn nhấn vào Participants > Chọn Invite
  • Nhấn vào Copy Invite Link để gửi link phòng học hoặc chọn Copy Invitation để gửi toàn bộ thông tin bao gồm link phòng, mã ID phòng, password.

2. Hướng dẫn chi tiết

Bước 1: Mở ứng dụng Zoom trên điện thoại, máy tính. Tại đây, bạn sẽ thấy 4 phần chức năng chính để tạo phòng học, tham gia phòng học đó là:

  • New Meeting: Tạo phòng họp, phòng học mới.
  • Join: Truy cập vào phòng học, phòng họp khác.
  • Schedule: Lên lịch, quản lý thời gian các buổi học.
  • Share Screen : Chia sẻ màn hình máy tính của mình cho người khác.

Để tạo phòng học trực tuyến trên Zoom, giáo viên/chủ phòng nhấn vào New Meeting.

Bước 2: Tiếp theo, để mời học sinh, sinh viên tham gia phòng học, bạn nhấn vào Participants. Sau đó 1 cửa sổ sẽ hiện ra, bạn chọn Invite ở góc bên dưới.

Bước 3: Nhấn vào Copy Invite Link để gửi link phòng học hoặc chọn Copy Invitation để gửi toàn bộ thông tin bao gồm link phòng, mã ID phòng, password cho những người bạn muốn mời học tham gia.

Lưu ý tới Meeting ID, Password để gửi cho người khác muốn tham gia. Người tham gia không cần phải đăng ký tài khoản để vào phòng học.

II. Hướng dẫn dùng các tính năng chính trong Zoom

Sau khi tạo và vào được phòng học. Bạn sẽ thấy giao diện phòng học với các tính năng chính ở thanh menu phía dưới như:

  • Mute: Bật/Tắt mic trên Zoom. 
  • Start Video: Bật/Tắt camera/webcam.
  • Security: Thiết lập các tính năng bảo mật như: bật phòng chờ để duyệt vào phòng, cho phép người tham gia có thể chia sẻ màn hình hoặc chat.
  • Manage Participant: Quản lý người tham gia phòng học. 
  • Share Screen: Chia sẻ màn hình.
  • Chat: Gửi tin nhắn.
  • Record: Ghi lại video buổi học trên Zoom.
  • Reactions: Gửi biểu tượng cảm xúc.
  • End Meeting: Kết thúc buổi học.

III. Hướng dẫn chia sẻ màn hình trong Zoom

1. Hướng dẫn nhanh

Tại giao diện chính của phòng học, nhấn vào nút Share Screen ở thanh điều khiển ở bên dưới màn hình.

  • Chọn Share Computer Sound nếu muốn chia sẻ mọi âm thanh phát ra từ máy tính.
  • Chọn Optimize screen sharing for video clip nếu muốn chia sẻ một video clip ở chế độ toàn màn hình. 
  • Nhấn nút Share phía dưới để bắt đầu chia sẻ màn hình.

2. Hướng dẫn chi tiết

Bước 1: Tại giao diện chính của phòng học, giáo viên/chủ phòng nhấn vào nút Share Screen ở thanh điều khiển ở bên dưới màn hình.

Khi đó, trong phần Basic hiển thị tất cả các màn hình ứng dụng, trình duyệt mà máy tính bạn đang mở. Bên dưới có 2 tùy chọn gồm:

  • Share Computer Sound: Nếu bạn chọn tùy chọn này, mọi âm thanh phát ra từ máy tính sẽ được chia sẻ trong cuộc họp trực tuyến.
  • Optimize screen sharing for video clip: Nếu bạn chọn tùy chọn này, bạn chia sẻ một video clip ở chế độ toàn màn hình. Tuy nhiên màn hình chia sẻ bị mờ.

Sau khi chọn xong màn hình muốn chia sẻ, bạn nhấn nút Share phía dưới để bắt đầu chia sẻ màn hình.

Ngoài ra trong giao diện chọn chia sẻ màn hình khi nhấn vào Advanced sẽ có tùy chọn chia sẻ nâng cao.

  • Portion of Screen: Chọn màn hình cụ thể để chia sẻ.
  • Music or Computer Sound Only: Chia sẻ chỉ âm thanh trên máy tính.

Tại phần Files, bạn có thể lựa chọn chia sẻ màn hình các file mà bạn lưu tại dịch vụ lưu trữ đám mây như: Google Drive, Microsoft One Drive, Dropbox,…. Chúng ta đăng nhập dịch vụ để chia sẻ.

Bước 3: Sau khi chọn xong màn hình muốn chia sẻ, bạn sẽ thấy giao diện một thanh menu với các tính năng như: 

  • Join Audio: Bật/Tắt âm thanh chia sẻ.
  • Stop Video: Bật hoặc dừng video.
  • Manage Participants: Xem hoặc quản lý người tham gia (nếu bạn là chủ phòng).
  • New Share: Chọn chia sẻ màn hình mới.
  • Pause Share: Tạm dừng chia sẻ màn hình hiện tại của bạn.
  • Annotate: Hiện thanh công cụ vẽ lên giao diện màn hình chia sẻ.
  • More: Mở menu tùy chọn.

IV. Hướng dẫn đặt lịch tạo lớp học trên Zoom

1. Hướng dẫn nhanh

  • Tại giao diện chính, nhấn vào mục Schedule.
  • Trong phần Topic, bạn nhập tên phòng học.
  • Trong phần Start, bạn chọn ngày, thời gian bắt đầu buổi học.
  • Ở phần Duration, bạn chọn thời gian diễn ra buổi học.
  • Trong phần Meeting ID, chọn Personal Meeting ID > Đặt lại password đễ dễ nhớ.
  • Trong phần Calendar, chọn ứng dụng lịch để đặt hẹn thời gian diễn ra buổi học > Nhấn Schedule là hoàn tất.

2. Hướng dẫn chi tiết

Bước 1: Tại giao diện chính của ứng dụng, bạn hãy nhấn vào mục Schedule.

Bước 2: Tiếp theo, xuất hiện cửa sổ sẽ hiển thị các thông tin để bạn cài đặt. Trong phần Topic, bạn nhập tên phòng học. Trong phần Start, bạn chọn ngày, thời gian bắt đầu buổi học. Ở phần Duration, bạn chọn thời gian diễn ra buổi học.

Lưu ý: Nếu bạn dùng tài khoản miễn phí, bạn chỉ có thể cài đặt thời gian tối đa là 40 phút mỗi buổi với 3 người trong phòng học. Bạn hãy nâng cấp lên tài khoản Pro để gia tăng thời gian mỗi buổi và số lượng người tham gia. Thông thường, các trường học tổ chức dạy học trên ứng dụng Zoom sẽ cung cấp cho các giáo viên tài khoản Pro để đăng nhập và giảng dạy.

Bước 3: Trong phần Meeting ID, bạn có thể chọn Personal Meeting ID ngẫu nhiên mà ứng dụng cấp cho bạn > Đặt lại password đễ dễ nhớ.

Trong phần Calendar, bạn sẽ chọn 1 ứng dụng lịch để đặt hẹn thời gian diễn ra buổi học > Nhấn Schedule là hoàn tất.

Tiếp theo, Zoom sẽ tự động bật trang web theo đúng ứng dụng lịch mà bạn đã chọn trước đó để đặt lịch nhắc về buổi học. Nếu không có nhu cầu đặt lịch hẹn, bạn có thể tắt trang web để bỏ qua phần này.

V. Hướng dẫn tham gia phòng học Zoom

Lưu ý: Các bước tham gia phòng học trên phiên bản máy tính máy tính và điện thoại đều giống nhau do Zoom có giao diện trên điện thoại và máy tính đồng nhất với nhau. Tất nhiên, giao diện trên máy tính sẽ dễ thấy được nhiều chức năng hơn so với điện thoại.

1. Hướng dẫn nhanh

  • Nếu bạn không có tài khoản Zoom, chọn Join a Meeting nhập Meeting ID > Đặt tên cho bạn rồi nhấn Join.
  • Nếu bạn đã đăng nhập tài khoản Zoom,chọn mục Join ở thanh menu phía trên > Nhấn nút Join để tham gia.
  • Bạn nhập password của phòng muốn tham gia.
  • Để thoát phòng học, bạn chọn mục Leave ở góc phía trên bên phải.

2. Hướng dẫn chi tiết

Bước 1: Nếu bạn không có tài khoản Zoom. Bạn hãy chọn Join a Meeting nhập Meeting ID và đặt tên cho bạn rồi nhấn Join để vào phòng.

Nếu bạn đã đăng nhập tài khoản Zoom, bạn chọn mục Join ở thanh menu phía trên, sau đó nhấn nút Join để tham gia.

Bước 2: Bạn nhập password của phòng muốn tham gia là sẽ vào được giao diện phòng học.

Bước 3: Khi đó bạn sẽ nhìn thấy giao diện màn hình với tùy chọn Join with Computer Audio (bật camera/webcam, cho phép người khác thấy bạn). Bạn có thể tắt camera trong quá trình tham gia phòng học.

Bước 4: Sau khi vào phòng học, bạn cũng có thể thấy các tính năng chính như: 

  • Join Audio: Bật/Tắt âm thanh trên Zoom.
  • Stop Video: Tắt webcam và thay bằng ảnh logo hoặc đổi nền video học trên Zoom.
  • Participant: Xem những người tham gia phòng học. 
  • Share content: Chia sẻ màn hình.
  • More: Bạn có thể mở chat với các thành viên trong phòng hoặc thiết lập các cài đặt.

Bước 5: Để thoát phòng học, bạn chọn mục Leave ở góc phía trên bên phải.

5 mẹo dạy online qua Zoom

1. Thiết lập hệ thống trò chơi tương tác

Trẻ em rất thích chơi trò tương tác, có tính ganh đua. Trò chơi giúp các em gắn kết với bài học, hứng thú hơn và kết quả là sẽ ghi nhớ bài nhanh, lâu hơn.

Đối với các lớp học trên Zoom, trò chơi tương tác rất quan trọng. May mắn là hiện tại chúng ta có rất nhiều nền tảng giáo dục cung cấp trò chơi hấp dẫn cho trẻ em trên Zoom như Kahoot, Baamboozle, Quizlet, Wordwall… Giáo viên cũng hoàn toàn có thể sử dụng các thẻ học (flashcard) để bổ trợ cho trò chơi.

Trò chơi có thể được triển khai trong suốt thời gian buổi học, song thông thường có thể được sử dụng như một công cụ để kiểm tra bài cũ ở đầu buổi hoặc củng cố kiến thức ở cuối buổi. Muốn sử dụng hiệu quả các trò chơi này, giáo viên cần có sự chuẩn bị kỹ càng và lập ra kho trò chơi sẵn sàng cho mọi hoạt động có thể của lớp.

2. Tăng cường hoạt động trao đổi nhóm

Trong lớp có đông học sinh thì việc chỉ lắng nghe thầy cô nói từ đầu đến cuối và không có hoạt động gì khác sẽ gây nhàm chán. Hệ quả là học sinh có thể tắt màn hình video và rời đi mà giáo viên không thể kiểm soát được. Do đó, điều rất quan trọng đối với học trực tuyến là luôn gắn kết học sinh với các hoạt động. Nói cách khác, giáo viên phải huy động tối đa sự tham gia của học sinh, tránh những khoảng thời gian chết của từng cá nhân.

Vấn đề ở chỗ với lớp đông học sinh, giáo viên cảm thấy khó khăn khi phải cùng một lúc điều hành hướng dẫn các em tham gia vào nhiều hoạt động và không được bỏ sót em nào. Với Zoom, việc này hoàn toàn khả thi, miễn là giáo viên có năng lực tốt trong việc điều tiết hoạt động.

Như dạy tiếng Việt cho trẻ em nước ngoài chẳng hạn, một chiến lược giảng dạy quan trọng khi học từ mới là giáo viên sẽ luyện nói cho một hoặc một số học sinh, trong khi các em còn lại sẽ viết lại một lần hoặc nhiều lần từ mới đó vào vở. Như thế tức là toàn bộ học sinh có việc để làm trong suốt buổi học.

Trong Zoom, thầy cô cần đặc biệt lưu ý đến công cụ chia tách phòng thảo luận (Breakout Rooms). Đây là phòng ảo, giúp giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm để thảo luận. Zoom hiện cho phép tách tối đa thành 52 phòng. Với tư cách là người điều hành (host), giáo viên có thể “đi” vào bất cứ phòng nào để hướng dẫn. Breakout Rooms là công cụ rất quan trọng và cần thiết đối với các lớp đông học sinh, giúp cho các em có thể tương tác với nhau theo nhóm dưới dự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.

3. Sử dụng nhuần nhuyễn công cụ trên Zoom

Để làm chủ lớp học và tình huống sư phạm khi học trực tuyến, giáo viên cần sử dụng thông thạo công cụ được tích hợp trên phần mềm Zoom. Chúng có nhiều chức năng, nhưng đều hướng đến việc hỗ trợ một cách hiệu quả cho giáo viên và giúp nâng cao tính tương tác của buổi dạy trực tuyến. Đặc biệt quan trọng và phổ biến là công cụ dùng để chia sẻ màn hình.

Trong Zoom, công cụ Bảng trắng (Whiteboard) được sử dụng khá phổ biến, thầy cô cần tận dụng, đặc biệt là hoạt động đòi hòi sự tham gia của nhiều học sinh cùng lúc. Giáo viên có thể dùng bảng trắng để viết, đánh máy, vẽ và chia sẻ ý tưởng cùng học sinh.

Giáo viên và học sinh cần tận dụng tối đa công cụ bút vẽ (Annotate) trên Zoom. Khi chia sẻ một bảng trắng, một bài tập hoặc một bức tranh cho học sinh trên Zoom, công cụ Annotate giúp học sinh và giáo viên cùng viết, vẽ hoặc thiết kế các hoạt động.

Chẳng hạn, các nhóm trong lớp có thể cùng vẽ hoặc tô màu bức tranh hoặc đánh máy/viết kết quả trên màn hình được chia sẻ. Việc cùng nhau thực hiện các hoạt động bằng Annotate thường khơi gợi sự tò mò, thích thú cho học sinh. Để chuẩn bị tốt việc này, giáo viên cũng cần hướng dẫn các em (hoặc phụ huynh) cách thức lấy và sử dụng công cụ Annotate, đồng thời phải nói rõ quy định sử dụng, tránh trường hợp các em bôi vẽ lung tung khi chưa được phép.

4. Hình nền ảo – ấn tượng thật

Công cụ tạo hình nền ảo (virtual background) “đưa” học sinh đến những không gian ảo, gây sự tò mò và hứng thú. Công cụ này đặc biệt hữu dụng khi hậu cảnh thực tế của giáo viên và học sinh không phù hợp với việc học trực tuyến. Không những thế, Zoom còn cho phép người dùng tạo ra các lớp học và giảng đường ảo qua công cụ Immersive View giúp học sinh và giáo viên được trải nghiệm như ngồi trong một lớp học hay một giảng đường thật và tiện nghi.

Thêm nữa, việc tạo ra những hình nền ảo không nên chỉ dừng lại ở thay đổi không gian học tập và đem lại hứng khởi, sự tươi mới cho lớp học mà còn có thể được sử dụng như là công cụ để giới thiệu và truyền đạt nội dung bài học một cách ấn tượng nhất. Chẳng hạn, khi học về đất nước Việt Nam, giáo viên hoàn toàn có thể sử dụng hình nền ảo là tấm bản đồ hoặc địa danh nổi tiếng của Việt Nam để giúp học sinh dễ hình dung, nắm bắt.

5. Cần bật video trong suốt buổi học

Đây là yêu cầu rất quan trọng đối với lớp học. Việc luôn bật video giúp các em gắn kết hơn với cả lớp, nhìn thấy các bạn khác và cả giáo viên. Ngược lại, nó cũng giúp giáo viên kiểm soát được việc học tập, giao tiếp tốt với học sinh (chứ không phải một cái màn hình đen và tắt tiếng) và sự chuyên cần của các em.

Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt hoặc bất khả kháng, giáo viên cần yêu cầu học sinh bật video trong suốt buổi học. Ngược lại, việc yêu cầu và cho phép học sinh bật tiếng hay không sẽ do giáo viên quyết định tùy thuộc vào điều kiện từng lớp cụ thể.

Trong các lớp có ý thức học tập tốt và học sinh cần tương tác liên tục, giáo viên không cần yêu cầu học sinh tắt tiếng. Tuy nhiên, thầy cô cần yêu cầu học sinh đảm bảo nguyên tắc là luân phiên nói và “giơ tay” phát biểu bằng “tay thật” hoặc biểu tượng “tay ảo”.

Zoom là gì? Tại sao nên sử dụng zoom meeting dạy học trực tuyến?

Zoom là một ứng dụng nổi tiếng với đầy đủ các tính năng từ chia sẻ nội dung màn hình trên máy tính, họp trực tuyến, video call, chia sẻ tài liệu, trình chiếu file PowerPoint, lên lịch học, lịch học…

Với điều kiện khi sử dụng Zoom người dùng cần phải trang bị ít nhất một thiết bị điện tử như máy tính, máy tính bảng hay điện thoại thông minh, đồng thời cũng cần phải kết nối wifi hoặc 3g, có dung lượng nhất khoảng 600kbps/ 1.2 MBps để đảm bảo chất lượng không bị gián đoạn.

Vậy tại sao nên sử dụng zoom meeting dạy học trực tuyến?

  • Quay video, chia sẻ màn hình, trò chuyện video, sao lưu bản ghi.
  • Với gói trả phí, bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị với nhiều chức năng hơn.
  • Zoom hỗ trợ tối đa 100 người tham gia và thời lượng trao đổi kéo dài 40 phút cho phiên bản miễn phí. Ngoài ra, phần mềm này có thể quay video HD, thu âm và nhiều chức năng khác cũng như hỗ trợ số lượng người tham gia lên đến 1.000 người (tùy vào số lượng người tham gia và vào gói Zoom mà bạn cần chi trả).

ách đăng ký tài khoản Zoom cho giáo viên và học sinh

Sau khi cài đặt xong ứng dụng zoom cho điện thoại và máy tính các bạn tiến hành đặt ký tài khoản như sau:

  • Bước 1: Tiến hành khởi động Zoom
  • Bước 2: Sau khi ứng dụng được khổ động hiển thị ra màn hình thì đăng nhập vào ô lựa chọn là “join in meeting và sign in”. Ở bước này bạn chọn “sign in” để đăng ký hoặc đăng nhập tài khoản.
  • Bước 3: Sau khi lựa chọn Sign in sẽ hiện ra các ô để các bạn điền gmail và mật khẩu. Lúc này các bạn chỉ cần tiến hành nhập đầu đủ thông tin sau đó ấn vào “sign in” để đăng nhập (lưu ý: trong trường hợp chưa có tài khoản cần chọn “sign up free” và tiến hành nhập gmail để đăng ký tài khoản).
  • Bước 4: Sau khi đăng nhập gmail và bấm vào “sign up” thì các bạn chờ xác nhận của Zoom đến và tiến hành xác nhận. Ngoài ra, để xác nhận các bạn nhấn nút Activate Account có trong email gửi đến.
  • Bước 5: Sau khi các bạn đã tiến hành xác nhận thành công các Zoom sẽ đưa ra cho các bạn 3 lựa chọn để đăng ký tài sản như sau:

Sign in With Google: Phần này là sử dụng thông tin email của google để đăng nhập Zoom, nếu các bạn chọn phần này sẽ không cần phải đặt mật khẩu cho tài khoản Zoom.

Sign in With Facebook: Phần này sử dụng thông tin tài khoản Facebook của bạn để đăng nhập.

Sign in With a Password: Phần này được nhiều người chọn vì nó sẽ không gây ảnh hưởng hay có bất kỳ liên kết nào với các tài khoản khác của bạn.

  • Bước 6: Đây là bước cuối cùng để đăng ký tài khoản zalo, ở bước này bạn đăng ký tài khoản Zoom, hoàn thiện đầy đủ các thông tin Zoom yêu cầu là được.

Cài đặt Zoom Meeting

Zoom cho phép người sử dụng trực tiếp trên nền tảng website, tuy nhiên việc sử dụng ứng dụng để có những trải nghiệm tốt nhất, thì hãy cùng theo dõi các hướng dẫn cài đặt Zoom Meeting dưới đây:

Các bước cài đặt Zoom Meeting trên máy tính

Nếu sử dụng máy tính hay laptop thì bạn hãy nhanh chóng truy cập vào: https://zoom.us/download để dowload và cài đặt ứng dụng.

Cài đặt trên điện thoại và máy tính bảng

Truy cập vào CH Play hoặc App Store tìm kiếm Zoom Cloud Meeting sau đó download và cài đặt trên điện thoại/ máy tỉnh bảng. Có thể download trực tiếp theo các link sau đây:

Hướng dẫn cách sử dụng Zoong Meeting cho giáo viên và học sinh

Tạo một phòng học trực tuyến

  • Bước 1: Tại mục New Meeing chọn mũi tên trỏ xuống để thiết lập cài đặt cho phòng học

Tiếp theo bạn chọn star with video để bật/ tắt chức năng phát video. Lưu ý, máy tính cần phải có webcam để thu hình ảnh, với điện thoại thông minh và máy tính bảng thì phải mở chức năng phát video.

Cần chọn tài khoản đăng ký zoom meeting, bạn sử dụng chức năng Copy ID để gử cho học viên ID của phòng (lưu ý nếu không có ID thì học viên sẽ không thể tham gia vào phòng).

Cuối cùng là hãy copy ID phòng học gửi cho học sinh, bạn có thể gửi link để mời học sinh tham gia lớp học của mình mà không cần phải sử dụng tới mã phóng. Nhấn nút copy invitation để lấy liên kết gửi cho học viên của bạn.

  • Bước 2: Sau khi tiến hành thiết lập trên hãy bắt đầu mở học học trực tuyến bằng cách nhấn nút New Meeting.
  • Bước 3: Tạo giao diện phòng học, chọn invite. Tại đây, các bạn có thể mời trực tiếp học viên tham gia vào lớp của mình của email và cũng trong mục này bạn cần sao chép meeting password để gửi cho học viên mật khẩu tham gia lớp học.

Tham gia phòng học online với Zoom Meeting

Bạn cần dùng phần mềm chạy trên máy tính hoặc ứng dụng chạy trên điện thoại thông minh, máy tính bảng sẽ cho chất lượng nghe, gọi tốt nhất và tại cửa sổ chính của phần mềm Zoom Meeting chọn Join.

Tại ô Enter meeting ID or personal link name hãy điền vào ID lớp học được giáo viên cung cấp, tiếp đến điền tên của bạn vào Enter your name. Khi tiến hành xong những thiết lập trên, bạn chỉ cần nhấn vào nút join là có thể tham gia vào lớp học trực tuyến.

Kinh nghiệm dạy và học online hiệu quả qua zoom

1/ KHÔNG SỬ DỤNG TÍNH NĂNG NỀN ẢO

Phần mềm Zoom Meeting có hỗ trợ tính năng nền ảo cho phép bạn sử dụng các nền ảo có sẵn ngay lập tức hoặc bạn cũng có thể tải lên các nền ảo khác mà bạn thích. Tuy nhiên, khi sử dụng nền ảo đòi hỏi có ánh sáng phù hợp nếu không rất dễ đem đến giá trị ngược lại. Bên cạnh đó, đối với việc giảng dạy trực tuyến những gì bạn cần tập trung vào là tài liệu giảng dạy và việc giảng dạy của bạn. Việc bạn sử dụng nền ảo rất dễ làm mất tập trung cho học sinh đặc  biệt là các học sinh nhỏ tuổi. Điều quan trọng là phải loại bỏ càng nhiều nhiễu gây mất tập trung càng tốt cho nên tuyệt đối không nên sử dụng nền ảo. Nếu backgroud của bạn quá lộn xộn có thể còn gây mất tập trung cho học sinh hơn thì nên lựa chọn nền ảo càng đơn giản càng tốt.

2/ KHÔNG BẬT TÍNH NĂNG CHAT

Bạn nên cài đặt trên Zoom cho phép bạn nhận tin nhắn từ những học sinh của mình nhưng chặn không cho các học sinh nhắn cho nhau. Như vậy, các học sinh không thể nào nhắn tin trò chuyện với nhau qua khung chat không tập trung vào bài giảng. Khi nào có học sinh đặt câu hỏi trong khung chat, cô ấy sẽ thảo luận các câu hỏi và trả lời câu hỏi đó cho cả lớp.

3/ SỬ DỤNG CHẾ ĐỘ XEM THƯ VIỆN

Chế độ xem thư viện cho phép bạn giám sát trực tiếp tất cả các học sinh của mình trong khi đang giảng dạy. Tùy thuộc vào cài đặt ứng dụng khách Zoom của bạn và thông số kỹ thuật máy tính, bạn có thể xem từ 25 – 49 (tối đa là 49) nguồn cấp dữ liệu video của người tham gia ở chế độ xem thư viện. Tính năng này tạo nên sự kết nối giữa bạn với tất cả các học sinh đang học. Sự kết nối này đặc biệt quan trọng với những học sinh nhỏ tuổi dễ bị mất tập trung trong khi học. Bạn có thể sử dụng tính năng này để quan sát phát hiện xem những học sinh nào đang mất tập trung hoặc làm việc riêng và nhắc nhở để học sinh đó tập trung hơn vào giờ học.

4/ SỬ DỤNG TÍNH NĂNG TẮT TIẾNG

Bạn nên sử dụng tính năng tắt tiếng người tham gia để tắt tiếng tất cả học sinh để tránh gây nhiễu âm thanh gây mất tập trung. Học sinh có thể tự bật tiếng của mình lên khi cần nói hoặc phát biểu. Việc sử dụng tính năng này không những tránh gây phân tâm cho các học sinh khác mà còn giúp cho các học sinh có thể học được cách tự giác, tự kiểm soát chính mình.

5/ TẬN DỤNG TÍNH NĂNG CHIA NHỎ PHÒNG (Breakout Rooms)

Bạn có thể tận dụng tính năng chia nhỏ phòng (Breakout Rooms) để cho phép 2 hoặc 3 học sinh cộng tác trong các bài tập nhóm nhỏ trong một “phòng” Zoom riêng biệt như việc tổ chức họp nhóm trong lớp học truyền thống. Với tư cách là người chủ phòng bạn có thể dễ dàng di chuyển giữa các phòng cũng giống như khi bạn di chuyển quan sát giữa các nhóm trong lớp học truyền thống. Zoom cho phép bạn truyền tin nhắn đến tất cả các phòng, vì vậy cô ấy có thể thông báo cho học sinh khi đã đến lúc quay lại nhóm chính.

6/ SỬ DỤNG CONTENT CAMERA HỖ TRỢ CHO VIỆC GIẢNG DẠY

Content Camera là một trong những thiết bị giúp cho việc giảng dạy trực tuyến được hiệu quả hơn. Content camera là chiếc camera được lắp để quay lại hình ảnh trên bảng truyền thống. Content máy ảnh cho phép học sinh xem rõ các tài liệu bằng văn bản hoặc hình ảnh minh họa mà bạn sử dụng trong bài học. Hình ảnh được cung cấp bằng cách sử dụng máy ảnh giúp thu hút học sinh; họ có thể theo dõi bạn trong khi bạn kiểm tra bài tập về nhà hoặc ôn bài, giống như khi họ nhìn vào bảng đen hoặc màn hình trong lớp học truyền thống vậy.

7/ ĐĂNG LẠI HOẶC GỬI LẠI LIÊN KẾT VÀO PHÒNG ZOOM MỖI NGÀY

Mặc dù liên kết phòng họp không bao giờ thay đổi, bạn cũng nên đăng nó cùng với chương trình làm việc mỗi ngày để học sinh, sinh viên của bạn không phải tìm kiếm nó và có thể tham gia phiên họp đúng giờ. Mặc dù đơn giản nhưng điều này cũng giúp bạn dạy học trên Zoom hiệu quả hơn.

8/ CHIA BÀI GIẢNG THÀNH CÁC PHIÊN NHỎ HƠN

Thu hút sự tập trung của học sinh trong môi trường học tập trực tuyến khó hơn thu hút học sinh trực tiếp – đặc biệt là với học sinh nhỏ tuổi, những người có khả năng chú ý hạn chế hơn và cần phải di chuyển thường xuyên hơn. Bạn nên giới hạn buổi dạy của mình trong một giờ và cho phép nghỉ 2-3 phút vào giữa buổi và một số giờ nghỉ ngắn hơn trong suốt cả giờ. Như vậy, học sinh của bạn sẽ có thời gian nghỉ ngơi hơn và nhờ đó sẽ tập trung hơn vào bài giảng của bạn.

MẸO DÀNH CHO PHỤ HUYNH ĐỂ HỖ TRỢ HỌC SINH

Bạn muốn con của mình có trải nghiệm giáo dục tốt nhất có thể, cho dù chúng đang học trong môi trường trực tiếp, từ xa hay kết hợp. Dưới đây là một số cách có thể giúp thiết lập học tập thành công với Zoom.

Kiểm tra đường truyền Internet

  • Thiết lập thiết bị gần bộ định tuyến WiFi hoặc điểm truy cập
  • Nếu kết nối WiFi của bạn kém, hãy kết nối với bộ định tuyến bằng cáp ethernet.
  • Nếu video vẫn bị đóng băng, hãy có thể tắt máy ảnh để cải thiện chất lượng.

Thiết lập không gian học tập

  • Vị trí bàn học là nơi yên tĩnh và không bị xao nhãng như TV hoặc nhiều người qua lại.
  • Nếu con của bạn đang ngồi trong môi trường ồn ào, hãy bật tính năng Loại bỏ tiếng ồn xung quanh trong Cài đặt âm thanh.
  • Tìm khu vực có ánh sáng tốt hoặc sử dụng đèn đặt phía sau máy tính. Hoặc sử dụng tính năng Điều chỉnh ánh sáng yếu trong Cài đặt video.
  • Cố gắng để học sinh sử dụng bàn và ghế, thay vì ngồi hoặc nằm trên sàn nhà hoặc trên giường

💻 GIA SƯ ONLINE ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*