Gia sư kể chuyện vỡ mộng làm giáo viên

5/5 - (1 vote)

Từ xưa đến nay nghề giáo được xem là cao quý bởi người thầy có những chuẩn mực đạo đức nhất định là người dìu đắt, mở mang trí tuệ, truyền đạt kiến thức giúp học trò của mình bước đi trên con đường học vấn, để vương đến thành công trong cuộc sống sau này.
Tuy nhiên thời buổi kinh tế thị trường với nhiều bon chen, cơm áo gạo tiền, làm cho giá trị đạo đức và chuẩn mực đạo đức của con người đi xuống.Phát sinh hàng loạt các tiêu cực xuất phát từ nghành giáo dục như hiện tượng giáo viên tiếp tay cho học sinh gian lận, quay cớp.Hiện tượng chạy trường muốn có chỗ học tốt, chỗ dạy tốt phải có mối quan hệ “con ông cháu cha” nếu không phải có phí lót tay vài chục hoặc vài trăm triệu đồng mà số tiền nay rót vào tay những người có chức quyền trong bộ máy quản lý giáo dục.gia-su-ke-chuyen-vo-mong-lam-giao-vien
Những trò ăn bẩn nay vẫn liên tục diễn ra ai cũng biết nhưng không ai can thiệp và thập chí một số người còn tiếp tay cho những trò bẩn thiểu này có đất để sinh sôi.Vì để có được công việc làm một số người phải đánh đổi bằng tiền, lòng tự trọng và nhân cách đành vứt rác vậy.Còn ai muốn giữ nhân cách lại cho mình thì bị xem là lập dị và khác người, vì mối quan hệ tuyển dụng mang tính thương mại bán và mua chứ không còn dựa vào năng lực và tư cách đạo đức.
Có không ít bạn trẻ đam mê, nhiệt huyết và tràn đầy lý tưởng, nhưng những áp lực xã hội, nỗi lo cơm áo gạo tiền và những tiêu cực giáo dục khiến nhiều nhà giáo trẻ ngậm ngùi thất vọng.
Một năm rưỡi sau khi ra trường, từ một cô gái trong sáng, vui tươi, Trần Thị Thanh Hương (Bình Dương) bỗng trở nên tư lự, trầm buồn. Tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi ngành Sư phạm vẫn nằm yên trong ngăn tủ. Hồ sơ rải đi nhiều nơi nhưng chưa được hồi âm.
Hương tâm sự, nhiều khi nhìn vào gương, cô ngạc nhiên với chính mình. Sự tự tin một thời dường như đang vơi cạn, thay vào đó là những nỗi buồn, sự hoài nghi.
Hương nhớ lại, suốt những năm tháng sinh viên, cô miệt mài học tập, nghiên cứu. Yêu nghề giáo, được sống và học tập trong môi trường sư phạm lý tưởng, Hương vẫn tin rằng, cô có nhiều việc để làm, và có thể làm được nhiều việc sau khi ra trường.
“Ngay từ đầu, mình đã xác định nghề giáo đồng nghĩa với công việc của một nhà khoa học: Không được phép ngừng nghiên cứu, liên tục học tập để nắm bắt kiến thức và các yêu cầu của xã hội. Phải tự tin với con đường mình đã chọn” – Hương nói.
Thời sinh viên, dù kinh tế eo hẹp, nhưng Hương luôn ưu tiên cho việc học tập, nghiên cứu kiến thức, những phương pháp giảng dạy, nắm bắt tâm lý học sinh và tranh thủ đến các trung tâm gia sư tìm lớp dạy để tran trãi phần nào khó khăn trong cuộc sống và nuôi dưỡng sự học và ước mơ của mình.
“Cô chỉ mong muốn sau này khi vào nghề sẽ đem đến cho học sinh niềm hứng thú học tập. Mong có thể giúp đánh đuổi cảm giác “đi học như đi đày” mà nhiều học trò chia sẻ với cô trong thời gian mình đi thực tập”tại các trường trên địa bàn thành phố.
Say mê với lý tưởng ấy, đã có lúc Hương cho rằng, mình thậm chí sẵn sàng hi sinh cả chuyện lập gia đình “để chuyên tâm nghiên cứu, giảng dạy”.

Sau khi ra trường, Hương nhanh chóng bị “sa lầy” và “vỡ mộng” trước sự thật quá phụ phàng. Hồ sơ đã gửi sở GDĐT tỉnh nhưng chỉ tiêu tuyển hạn chế, Hương vẫn chưa được tuyển dụng.
Không ít lần, cô được gợi ý “chạy việc”. Lần đầu tiên, nghe một “suất” dạy ở tỉnh lẻ được phát giá vài chục đến cả trăm triệu đồng, Hương từ chối thẳng thừng vì trò này quá bẩn thiểu với những người có lương tâm và còn chút lòng tự trọng vì đâu phải mọi thứ phải đánh đổi bằng tiền trong khi những người làm công tác giáo dục được xem là những người hiểu đạo lý và có một chút giá trị đạo đức không giống như những nghành nghề kinh doanh khác. Những lần 2, lần 3, Hương đã có khi dao động, lung lay. Một lần, cô “liều đưa chân”, đồng ý để bố mẹ gửi gắm người ta, nhưng rồi không chịu được áp lực từ chính mình, Hương lại thuyết phục bố mẹ rút về.
“Không phải vì mình sợ rủi ro. Mà là cảm thấy không cam lòng. Cảm thấy buồn và thất vọng cho hành động ấy. Biết là xã hội bây giờ đầy rẫy những chuyện tương tự vì nghành giáo dục con người mà còn như thế thì còn nghành nào mà không,nhưng khi mặt đối mặt, mình vẫn không thể chấp nhận được” – Hương bộc bạch.
Giờ đây, Hương lại bắt đầu từ đầu, rải hồ sơ thi công chức, ôn luyện và chờ đợi. Một số bạn bè cùng lớp ĐH bật mí, họ tìm được chỗ làm ổn định vì chấp nhận chạy chọt. Song Hương khẳng định, dù có được quay lại thời gian, cô vẫn kiên quyết từ chối, bởi “như vậy, “mình thấy thanh thản hơn và để mình còn tôn trọng chính mình”.
Cô Nguyễn Thị Thu Lan từ khi mới tốt nghiệp, cô đã ý thức được những khó khăn đang chờ đợi mình phía trước. Nhưng đã 3 năm trôi qua, khó khăn không vợi đi, mà lòng cô đầy thêm âu lo, phấp phỏng.
Cô xác định nhận đi dạy hợp đồng, dù lương thấp, nhưng có điều kiện đi dạy kèm, đi gia sư kiếm tiền học lên cao học để có thể tìm được một chỗ làm tốt.
Lương dạy học chỉ tròm trèm 2 triệu đồng, cô phải gồng mình “chạy sô” 4 chỗ gia su mới mong đủ tiền ăn ở, tiền học phí cao học, và tiết kiệm gửi một ít về phụ gia đình. Mải làm, mải “cày cuốc ngày đêm” nên cả năm trời cô chỉ dám về thăm quê được một vài lần, dù quê cô chỉ cách Tp.HCM hơn 2h đi ô tô.
“Niềm an ủi lớn nhất có lẽ là sự chăm chỉ, hứng thú của học trò. Còn những lúc mệt mỏi, mình tự nhủ mình có công việc như thế này đã là tốt lắm so với nhiều bạn bè. Nhà mình nghèo lắm, nếu bảo phải “chạy” việc thì chắc chắn không đủ khả năng, phải tự thân vận động thôi. Vậy mà nghe bạn bè kháo nhau, dẫu có bằng thạc sỹ loại “giỏi” thì nguy cơ vẫn phải.. chạy!” nó như một cơ chế chung của xã hội mà đau lòng nhất là trong nghành giáo dục điều mà trước giờ cô không bao giờ nghĩ tới.Bởi thế mới có câu “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” không phải ngẫu nhiên.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*